Xã hội

Phá dỡ công trình cũ, xây mới có gì sai?

Đừng nên suy nghĩ cái gì cũ cũng cần bảo tồn. Khu nhà máy cũ ở 61 Tần Phú xây từ thời Pháp và nó không nằm trong danh mục di sản cần bảo vệ.

Nhiều bạn đọc gửi ý kiến về đường dây nóng của Báo Giao thông bày tỏ quan điểm xung quanh chuyện phá dỡ khu nhà máy ở 61 Trần Phú, Hà Nội để xây dựng công trình đa năng.

img

Khu nhà máy cũ ở 61 Trần Phú, Hà Nội đã bị phá dỡ

Bạn đọc Hoa Thanh Quảng (Thanh Hóa) cho rằng, phá dỡ một công trình cũ, đã không thể sử dụng cả chục năm nay là chuyện phải làm.

Đừng nên suy nghĩ cái gì cũ cũng cần bảo tồn. Đây là khu nhà máy xây từ thời Pháp và nó không nằm trong danh mục di sản cần bảo vệ.

“Tôi không hiểu sao mọi người dễ lên đồng tập thể, cái gì cũng đòi bảo tồn như vậy”, bạn đọc này bày tỏ.

Bạn đọc Tuyết Minh (Đống Đa) cùng quan điểm: “Đây là đất của doanh nghiệp, các bạn không thể ngồi đó bảo người ta cứ để đấy đừng đập đi. Cũng không thể khuyên người ta xây 2 tầng cho đẹp, trong khi hiệu quả sử dụng thấp. Muốn xây cho đẹp không gian chung, xây thấp tầng thì kiến nghị Nhà nước mua lại rồi làm công trình phúc lợi, làm vườn hoa bảo tàng tùy ý”.

Ngược lại dòng quan điểm này, nhiều bạn đọc cho rằng khi phá dỡ công trình đã hiện diện cả trăm năm rất cần tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn và chuyên gia.

Không tự nhiên mà lãnh đạo cao nhất của Hà Nội yêu cầu tạm dừng phá dỡ và báo cáo lại việc tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch, phương án kiến trúc.

“Dân đã phản ứng ắt hẳn có nguyên do. Hãy giữ lại không gian văn hóa cho Hà Nội ở khu chính trị quan trọng nhất của Thủ đô”, bạn đọc Huy Văn (Ba Đình) viết.

Bạn đọc Minh Vũ (Hải Phòng) gửi chia sẻ: “Hà Nội sẽ còn mở rộng nữa và còn nhiều dư địa để xây nhà cao tầng, hãy để dành không gian khu trung tâm chính trị Ba Đình cho những gì gắn liền với văn hóa, lịch sử nơi đây. Thực sự nhìn thấy thiết kế mới của khu nhà 61 Trần Phú, tôi và bạn bè quá thất vọng”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.