• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Nơm nớp nỗi lo xe ba bánh chở hàng cồng kềnh trên phố Hà Nội

17/07/2020, 20:43

Nhiều "xe thương binh", xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh xuất hiện trên các tuyến đường của Hà Nội mỗi ngày, gây nguy cơ mất ATGT.

Xe thương binh chở giàn giáo, cọc sắt dài gấp nhiều lần độ dài thành thùng lưu thông trên đường La Thành

Đầu tháng 7/2020, nhiều cư dân mạng bày tỏ phẫn nộ khi chứng kiến hình ảnh chiếc xe thương binh chở 2 - 3 hàng rào sắt dài khoảng 10m (vượt gấp 3 lần chiều dài xe), với hàng trăm đầu sắt nhọn hoắt trong tình trạng không che chắn, vô tư chạy trên một tuyến phố thuộc địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.

“Như giàn chông giữa phố”, “Dài như dải phân cách trên đường mà đi như chốn không người, “Đi như thế này xong lại lấy lý do là vì khổ nên phải làm liều. Đây là làm ẩu và vô trách nhiệm với xã hội xung quanh”, một số người bức xúc để lại bình luận.

Thực tế, đó chỉ là một trong số hàng trăm trường hợp chở hàng hóa cồng kềnh, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông xuất hiện trên các tuyến đường của Hà Nội mỗi ngày.

Ngày 6/7, trực tiếp lưu thông trên tuyến đường La Thành, khi đến nút giao La Thành - Hào Nam, PV tận thấy một chiếc “xe thương binh” dù vận chuyển những chiếc cọc sắt dài gấp ba lần chiều dài của xe nhưng không hề có sự bọc lót khiến nhiều người đi đường lo lắng, phải giữ khoảng cách khá xa với chiếc xe này.

Trao đổi với Báo Giao thông, đại diện Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) cho biết, việc xử lý xe chở hàng cồng kềnh hiện nay gặp khá nhiều khó khăn do chủ phương tiện thường chọn những khung giờ lực lượng chức năng giao ca (cuối giờ trưa, đầu giờ chiều) hoặc khung giờ cao điểm để lưu thông hòng tránh sự phát hiện.

“Thậm chí, nhiều trường hợp còn dùng những chiếc xe máy “hết đát” chở những mặt hàng giá trị không cao. Khi bị xử lý là sẵn sàng “bỏ của chạy lấy người”, vị đại diện này cho hay.

Chuyên gia giao thông, TS. Nguyễn Hữu Đức cho rằng, bất cập lớn nhất tại Việt Nam hiện nay là việc quản lý những chiếc xe máy “cà tàng”, xe tự chế vẫn còn hạn chế dẫn đến nhiều trường hợp lực lượng chức năng phát hiện nhưng không biết hỏi ai, phạt ai.

Theo TS. Đức, để siết chặt tình trạng này, cơ quan chức năng cần sớm nghiên cứu, áp dụng quy trình đăng kiểm đối với xe máy để đào thải những chiếc xe giá trị kém, thường xuyên được tận dụng để làm phương tiện vận chuyển hàng hóa quá khổ, quá tải, vi phạm pháp luật.

“Công tác quản lý, cấp phép sử dụng “xe thương binh” cũng cần được chú trọng hơn. Mỗi xe phải được gắn một số hiệu, số đăng ký nhất định để phục vụ công tác kiểm soát, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm gây ảnh hưởng đến TTATGT”, TS. Đức nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.