• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Nỗ lực thông đường hàng loạt tuyến giao thông sạt lở do mưa lũ

06/11/2016, 06:32

Mưa lớn những ngày qua tiếp tục khiến nhiều tuyến đường tại các tỉnh miền Trung bị ngập sâu, hư hỏng.

28

Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt giao thông, ngập sâu tại khu vực Quy Nhơn (Bình Định)

Giao thông bị chia cắt

Tại “rốn lũ” Tuy Phước (Bình Định), trong ngày 3/11, nhiều tuyến tỉnh lộ, huyện lộ bị chia cắt do sạt lở, nước ngập sâu. Đoạn đường từ Trung tâm huyện lỵ Tuy Phước xuống các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Nghĩa và Phước Hiệp trên tỉnh lộ 640 nhiều đoạn bị nước ngập hơn 0,6m, việc lưu thông bị chia cắt. Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Phước Trần Kỳ Quang cho hay: Hơn 30.000 học sinh các cấp trên địa bàn huyện phải nghỉ học vì mưa lũ “cắt đường” đến trường. Gần 15.000 công nhân ở các xã khu Đông của huyện Tuy Phước cũng không thể đến nơi làm việc. Bên cạnh đó, tuyến xe buýt từ thị trấn Tuy Phước về các xã khu Đông của huyện Tuy Phước và xã Cát Tiến của huyện Phù Cát phải tạm dừng hoạt động.

Tại Bình Định, trong ngày 3/11, mưa lớn kéo dài khiến hàng loạt nhà dân khu vực 2, phường Nhơn Phú; khu vực 1, 2, 8, 9 phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn… bị ngập sâu. 11 tuyến đường liên xã, liên thôn tại hai huyện miền núi Hoài Ân và Vĩnh Thạnh bị sạt lở, gây chia cắt giao thông. Huyện Vĩnh Thạnh có 9 điểm với 4 cầu bị cuốn trôi, xói lở nghiêm trọng gây tắc đường; 12 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở. Tuyến đường Vĩnh Kim - Vĩnh Sơn, đường ven hồ Định Bình thuộc huyện Vĩnh Thạnh bị sạt lở, chia cắt.

Hiện tại, xã Đông Sơn (huyện A Lưới, Thừa Thiên-Huế) vẫn còn cô lập bởi sự cố hai cầu treo nối vào xã bị cuốn trôi, hư hỏng.

Chiều 3/11, trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng ATGT - Cục QLĐB III (Tổng cục Đường bộ VN) cho hay: Hạ tầng giao thông trên địa bàn tiếp tục gia tăng thiệt tại do mưa lũ. Đáng kể việc xả lũ hồ thủy lợi tại Bình Định khiến QL1 đoạn Km1203+600 bị nước tràn qua mặt đường sâu khoảng 20cm, dài 200m. Trên tuyến QL1D qua Bình Định, Phú Yên có 20 vị trí sạt lở mái taluy dương, đất đá tràn lấp mặt đường và rãnh dọc.

Theo ông Trần Hưng Hà, Phó cục trưởng Cục QLĐB III, hiện QL1 qua tỉnh Khánh Hòa xuất hiện thêm điểm sạt lở đất đá từ sườn núi tại đoạn Km 1447+700 gây tràn lấp mặt đường. Từ 6h ngày 3/11, hai vị trí Km 43+800 và Km 60+150 QL27C (Khánh Hòa) cũng bị đất, đá sạt lở taluy dương tràn lấp cả mặt đường gây ách tắc giao thông. Đến trưa cùng ngày, trên QL27C tiếp tục bị sạt lở taluy dương tràn lấp mặt đường gây ách tắc giao thông hoàn toàn tại hai vị trí Km 46+460 và Km 59+800.

Dân thiệt hại nặng nề

Trưa 3/11, sau khi Thủy điện An Khê - Ka Nak xả lũ trên sông Ba từ ngày 2-3/11, tại khu vực rốn lũ ở huyện Ia Pa, TX Ayun Pa (Gia Lai) ngập lụt nghiêm trọng. Nhiều khu vực bị ngập nặng, chia cắt do nước lũ tràn về. Tại huyện Ia Pa, 7 buôn tại xã Ia Rsai cũng đang bị cô lập gồm: Buôn Pan, Puh, Chik, Kting, Chư Tê, Sai, Ơ Kia. Tại buôn Jứ Ma Uôk (xã Ia Broái, huyện Ia Pa), trên 20 người thuê đất trồng dưa hấu đã “cố thủ” khi được yêu cầu di dời. Lý do người dân ở lại chòi rẫy là để giữ phân bón đã bị cô lập khi nước lũ đổ về từ ngày 2/11. Đến sáng 3/11, một số người đã di chuyển ra ngoài. Ông Rơ Ô Aluyn, Phó chủ tịch UBND xã Ia Broái (huyện Ia Pa) cho biết, lực lượng chức năng vẫn đang di dời số người còn lại. “Tới trưa 3/11 vẫn còn 17 người đang ở lại chòi rẫy”, ông Rơ Ô Aluyn nói.

 Trưa 3/11, tiếp cận khu vực Bến Mộng (TX Ayun Pa), PV chứng kiến lực lượng CSGT, quân đội địa phương triển khai ca nô để tiếp cận, di dời hơn 10 người dân làm việc tại một lò gạch bị mắc kẹt, nước lũ cô lập tại khu vực ngập lụt ở phường Sông Bờ.

Trước đó, sáng 3/11, ông Nguyễn Hữu Quế, Giám đốc Sở GTVT, Phó ban thường trực Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết, đang chỉ đạo khắc phục sạt lở nghiêm trọng trên đèo Tô Na (QL25) đoạn qua huyện Krông Pa khiến các phương tiện không thể di chuyển qua đoạn đường này. Đến chiều 3/11, QL25, đoạn nối TX AyunPa với huyện Krông Pa đã tạm thời được thông tuyến. Tuy nhiên, trời vẫn còn mưa lớn nên tình trạng sạt lở chưa chấm dứt. “Chúng tôi đã yêu cầu Công ty CP Quản lý và sửa chữa đường bộ Gia Lai túc trực 24/24h cùng với máy móc xử lý sạt lở để thông tuyến. Ngoài ra lực lượng công nhân này còn nhận nhiệm vụ cứu hộ nếu trường hợp đá lở gây thiệt hại cho người dân khi đi ngang qua”, ông Quế nói. 

Ninh Thuận: 3.500m3 đất đá sạt lở trên đường ven biển

Ngày 3/11, ông Trần Văn Hai, Trưởng phòng Quản lý giao thông (Sở GTVT tỉnh Ninh Thuận) cho biết, mưa lớn những ngày qua đã làm hàng trăm khối đá rơi từ trên núi xuống chắn ngang đường ven biển Ninh Thuận. Đoạn từ Km23 đến Km36 bị sạt lở ở 22 vị trí. Trong đó, 5 vị trí sạt lở nghiêm trọng gây tắc đường. Tổng khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 3.500m3. Đơn vị chức năng đã huy động công nhân, phương tiện thu gom, giải phóng các loại đất, đá, lăn đá vào lề kịp thời thông tuyến. Sở cũng đang trình phương án di dời các khối đất đá này đi nơi khác để đảm bảo ATGT.

Vĩnh Phú

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.