• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Những việc thiện của cựu tù hoàn lương làm xe ôm

14/04/2018, 07:12

Suốt 10 năm nay, anh Nguyễn Văn Thuận đã lặng lẽ làm xe ôm miễn phí cho những người khách nghèo...

38

Hối hận về phút giây lầm lỡ, 10 năm nay, anh Nguyễn Văn Thuận đã lặng lẽ làm rất nhiều việc thiện giúp đời 

Xe ôm miễn phí cho người nghèo

11 năm đã trôi qua kể từ ngày được ra tù, anh Thuận vẫn luôn hối hận vì những phút giây lầm lỡ mà phải trả giá bằng án 6 năm tù giam. Đó là năm 2002, anh phải nhận án vì chủ mưu trộm cướp 1 chiếc xe máy. Nhờ cải tạo tốt, sau 4 năm 6 tháng, anh được giảm án, trở về quê hương.

Ra tù, anh Thuận được người thân trong gia đình gom góp tiền mua chiếc xe máy Dream cũ để ra bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) hành nghề xe ôm.

Anh Thuận kể, khoảng 20h tối 30 Tết Nguyên đán vừa qua, sau khi trả xong chuyến hàng đêm ở huyện Đông Anh, anh định chạy về nhà đón Giao thừa cùng gia đình thì thấy một nam thanh niên đang đứng ven đường vẫy mãi không được chiếc xe nào. Tiến lại hỏi, anh được biết cậu thanh niên muốn ra phố Thụy Khuê lấy đồ về quê nhưng không bắt được xe. “Thương cậu ấy sắp Giao thừa vẫn chưa về được nhà, tôi đồng ý chở cậu ấy với giá 100 nghìn đồng. Trên đường đi, dừng đèn đỏ, tôi thấy nam thanh niên này đi đôi dép tổ ong rách, trên tay ôm mấy gói mỳ tôm, hỏi thì cậu ấy nói là công nhân nhưng chủ chưa trả tiền lương, chỉ đưa cho 120 nghìn đồng với mấy gói mỳ, tôi bèn chở miễn phí rồi chạy vội về vừa kịp đón Giao thừa cùng vợ con”, anh Thuận vui vẻ kể lại.

"Ngày nào đi làm về giúp được ai anh Thuận cũng tâm sự với vợ con. 10 năm qua, tôi không nhớ nổi đã nghe anh kể biết bao câu chuyện chở khách miễn phí. Tuy gia đình không dư dả nhưng cả 3 người đều có thể kiếm tiền, anh ấy giúp đỡ mọi người là việc làm tốt, tôi và con rất ủng hộ và tự hào."

Chị Nguyễn Thị Quý
(SN 1976, vợ anh Thuận)

Trong một lần dậy sớm đi làm, anh Thuận gặp cậu bé Minh, 13 tuổi, người dân tộc Mông đang đứng ở hầm chui đường Đại Mỗ, dáng vẻ co ro sợ hãi, trên tay xách một chiếc túi. Hỏi ra mới biết, đứa bé muốn ra bến xe Mỹ Đình để bắt xe về Mù Cang Chải (Yên Bái). “Tôi hỏi chuyện và thử xem chiếc túi Minh mang thì phát hiện có một điện thoại iPhone 5, 1 laptop và gần 20 bộ hồ sơ của nhân viên phục vụ nhà hàng. Gặng hỏi, Minh chỉ bảo nhặt được. Sau khi đưa nước và bánh mỳ cho Minh ăn, tôi liền đưa bé về nhà nhờ cô em dâu cũng là người Mông hỏi khéo thì Minh mới nhận do cháu lấy trộm ở chỗ làm”, anh Thuận nhớ lại.

Đến gần sáng, sau khi lấy quần áo của con trai cho Minh thay, anh Thuận đưa Minh đến nhà hàng cậu bé làm trước đó để trả lại đồ, với thỏa thuận, chủ nhà hàng không được báo công an hay đánh mắng cậu bé.

Chị Đỗ Thiện Giang, chủ nhà hàng Giang Sơn Quán (ở Thiên Đường Bảo Sơn) cho biết: Giữa năm 2017, chị bị mất túi đồ đựng hồ sơ xin việc cùng điện thoại và laptop. “Cũng nhờ anh Thuận gặp Minh, thuyết phục và đưa cậu bé tới trả mà tôi tìm lại được đồ. Anh Thuận vui vẻ và nhiệt tình, lúc anh ấy đưa Minh đến vào sáng sớm, vợ chồng tôi mời anh ở lại ăn sáng rồi đưa 500 nghìn đồng để cảm ơn anh nhưng anh từ chối, anh bảo số tiền đó nên cho bé Minh để bé về quê”, chị Giang nhớ lại.

Nhắc đến anh Thuận, chị Phạm Dung, Hội trưởng Hội Người khuyết tật huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình) chia sẻ, hồi đó, chị có việc phải đi vào Hội Khuyết tật tỉnh Hà Tây cũ, khi xuống bến xe Mỹ Đình, anh Thuận đã mời chào đi xe nhưng khi chị hỏi giá, anh Thuận lại bảo: “Chị cứ lên xe đi, tiền nong không phải lo”. Trên đường đi, anh Thuận hỏi thăm chị về cuộc sống, về hoàn cảnh rồi bảo sẽ chở miễn phí.” Lúc này tôi sợ bị lừa, nên vội vã bảo anh dừng xe và không đi nữa. Nhưng sau anh nói vì cảm thông hoàn cảnh khuyết tật của tôi nên mới làm thế rồi cho tôi số điện thoại để khi nào lên Hà Nội cần đi đâu cứ gọi anh khiến tôi thấy rất ấm lòng”, chị Dung nói.

Cứu giúp nạn nhân TNGT bất kể ngày đêm

Quá trình chở khách trên đường, anh Thuận gặp không ít những vụ TNGT, mỗi lần như thế, anh lại dừng xe để hỗ trợ nạn nhân đi cấp cứu. Như lần đang chạy xe tới xã An Khánh (huyện Hoài Đức) anh gặp vụ TNGT, 2 mẹ con sống ở đường Miêu Nha (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đi chợ Vạng mua đồ bị nam thanh niên đi xe máy đâm gãy xương hàm rồi bỏ chạy. Anh liền dừng xe, đưa 2 mẹ con nạn nhân vào ven đường, nam thanh niên kia sau đó đã bị người dân bắt lại. Anh Thuận nhẹ nhàng nhắc nhở nam thanh niên không thể bỏ đi như thế mà phải gọi taxi đưa người bị thương đến viện.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai, TP Hà Nội) cho biết, sau khi được ân xá, trở về quê hương, anh Thuận đi làm xe ôm ở bến xe Mỹ Đình, thường hay giúp đỡ mọi người. Ở địa phương, anh Thuận chấp hành tốt các quy định, sống chan hòa, vui vẻ với mọi người. Nhà có một mẹ già thường đi làm công đức ở chùa Hương và vợ làm phụ hồ, con trai học hết cấp 3 thì học nghề rồi làm ở Hà Nội. 

“Sau khi đưa 2 nạn nhân lên taxi, cậu ấy đề nghị tự đi xe máy đến bệnh viện nhưng tôi không đồng ý mà đi cùng. Đợi người nhà nạn nhân tới, tôi kể lại sự việc để hai bên giải quyết rồi mới ra về”, anh Thuận nói và cho biết, mấy ngày sau, gia đình nạn nhân đã đến tận bến xe Mỹ Đình để cảm ơn anh.

Rồi có lần, khi anh đang chở khách qua đường Hồ Tùng Mậu thì phát hiện mặt đường có nhiều đinh sắt. Anh Thuận liền xin lỗi, nhờ khách đi xe khác, còn mình dừng lại quay ngang xe, bật xi-nhan cảnh báo người dân khu vực nguy hiểm. “Đúng lúc này, tôi gặp một chị mua đồng nát đi qua liền xin chị cho một thỏi nam châm, hút từng chiếc đinh rơi dưới đường. 1 tiếng sau, tôi thu lại được nửa mũ bảo hiểm đinh sắt”, anh Thuận nói .

Dù hoàn cảnh gia đình không khá giả, vợ làm phụ hồ, con trai duy nhất 20 tuổi làm công nhân lắp đặt điện nước ở Hà Nội nhưng anh Thuận vẫn sẵn lòng giúp đỡ bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào anh gặp chỉ bằng những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.