• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Những người “vác tù và hàng tổng” cứu trăm người trên QL5

21/02/2021, 06:04

Không đành lòng nhìn người bị TNGT không được cứu chữa kịp thời, những người dân sống ven QL5 đã tự nguyện cấp cứu người bị nạn suốt 20 năm qua.

Các thành viên tại chốt sơ, cấp cứu đang chuẩn bị thiết bị cấp cứu

Không cầm lòng khi thấy nạn nhân TNGT đau đớn

Thứ sáu chiều cuối năm, như đã thành lệ, các thành viên tổ cứu nạn, cứu hộ tự nguyện xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành (Hải Dương) lại tụ họp tại nhà ông Nguyễn Văn Muôn nằm ngay sát QL5. Họ tụ họp tại đây để cùng kiểm tra lại các thiết bị sơ, cấp cứu, trao đổi tình hình liên quan đến các điểm đen TNGT, kinh nghiệm cấp cứu nạn nhân TNGT…

Tổ có 5 thành viên, đều là những người có nhà cạnh QL5, cùng nhau tự nguyện cấp cứu nạn nhân TNGT suốt gần 20 năm qua.

Ông Nguyễn Ngọc Tuy, ở ga Phạm Xá, huyện Kim Thành đã tham gia cấp cứu người bị TNGT trên QL5 gần 20 năm qua tâm sự: “Chúng tôi làm việc này là tự nguyện, không nghĩ đến công sá gì cả. Nhà ở sát quốc lộ, khi thấy người bị tai nạn nằm đau đớn, thấy không cầm lòng được nên đã đến giúp đỡ họ”.

Không chỉ có ông Tuy, nhiều người trong tổ cứu nạn, cứu hộ cũng đã có thâm niên hàng chục năm về cứu giúp người bị TNGT trên QL5.

Ông Nguyễn Văn Muôn, thôn Tân Hưng, xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành cho biết: “Ban đầu, chỉ là thấy có TNGT gần nhà thì chúng tôi giúp đỡ. Dần dần, thấy có những người cũng làm công việc này giống mình, chúng tôi tự kết nối với nhau để chia sẻ kinh nghiệm. Rồi lâu dần thành quen, cứ có tai nạn trên QL5, dù xa cả vài km, dù đêm hay ngày, nắng hay mưa, người dân lại gọi chúng tôi”.

Ông Đào Quang Xuyên, thành viên của Đội sơ cứu TNGT ở xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành cũng cho biết, không đành lòng nhìn cảnh người bị TNGT nằm đau đớn, những người dân sống ven QL5 đã ra cứu giúp. Dần dần, những người có chung ý thức cấp cứu người gặp nạn tập hợp nhau lại, hình thành những tổ, nhóm giúp đỡ người bị TNGT.

Ông Xuyên nhớ lại vụ tai nạn làm chết và bị thương nhiều người vào năm 2019 tại khu vực đường ngang trên QL5, đối diện UBND xã Cộng Hòa. Khi nhận được thông tin tai nạn lúc sáng sớm, ông và các thành viên Đội sơ cứu ra ngay hiện trường.

“Thấy người bị gãy chân, gãy tay, các thành viên lấy nẹp bó lại, sau đó gọi cho các y, bác sỹ đến hiện trường. Những trường hợp bị tai nạn nhưng có thể cõng được, các thành viên trong Đội đưa lên cáng hoặc trực tiếp cõng vào bệnh viện để cứu chữa”, ông Xuyên cho hay.

Điểm cứu nạn, cứu hộ tự nguyện tại xã Tuấn Việt là một trong gần 10 trạm, điểm cấp cứu được những tình nguyện viên lập nên dọc tuyến QL5 qua địa bàn tỉnh Hải Dương.

Với chiều dài 45km chạy qua địa bàn tỉnh Hải Dương, mỗi năm, trên tuyến quốc lộ này, hàng trăm vụ TNGT lớn nhỏ xảy ra. Đặc biệt, khu vực huyện Kim Thành xuất hiện nhiều “điểm đen” về TNGT như: Khu vực ga Phạm Xá, xã Cộng Hòa…

Chuyên nghiệp hóa cho những người tình nguyện

Thành viên tổ cấp cứu trên quốc lộ 5 qua địa bàn xã Cộng Hòa, huyện Kim Thành

Theo ông Muôn, khi có tai nạn xảy ra, được người dân trên tuyến đường thông báo qua điện thoại, Tổ cứu nạn, cứu hộ xã Tuấn Việt sẽ đến ngay hiện trường. Tại đây, họ đánh giá về mức độ người bị nạn nhẹ hay nặng.

Nếu nhẹ sẽ đưa về trạm xá, nặng hơn thì đưa đi cấp cứu ở bệnh viện. Với những trường hợp bị thương, bằng kinh nghiệm và những kiến thức được tập huấn, họ tổ chức sơ cứu như nẹp chân, dùng cồn khử trùng vết thương và băng bó tạm thời để đưa đi bệnh viện.

Những năm trước, Tổ chủ yếu hoạt động tự phát, theo kinh nghiệm và bằng tình thương đối với người bị tai nạn. Chuyên môn và kiến thức chăm sóc y tế với người bị tai nạn còn hạn chế.

Năm 2006, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương phối hợp với Ban ATGT tỉnh Hải Dương, được sự hỗ trợ của Đoàn y tế Tây Bắc Mỹ với dự án nâng cao năng lực hệ thống sơ cấp cứu trên QL5 đã thành lập 7 trạm và 5 điểm sơ cấp cứu trên toàn tuyến quốc lộ này qua địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chương trình đã hỗ trợ các trang thiết bị, dụng cụ y tế để các trạm, điểm sơ cấp cứu hoạt động; đồng thời tập huấn cho 100 tình nguyện viên dọc QL5 và đào tạo cho 20 tình nguyện viên cấp tỉnh, 270 thanh niên, công nhân lao động tại các doanh nghiệp trên tuyến đường về các phương pháp và kỹ năng sơ cứu.

Năm 2020, Hội Chữ thập đỏ tỉnh thành lập thêm hai điểm chốt sơ cấp cứu tại huyện Kim Thành, nâng tổng số các điểm chốt sơ cấp cứu dọc QL5 lên 14 điểm.

Theo thống kê của Ban ATGT và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hải Dương, trung bình hàng năm, các tổ, đội, trạm cứu hộ, cứu nạn, sơ cứu TNGT trên QL5 đã hỗ trợ, sơ cấp cứu cho trên 160 nạn nhân của 70 - 80 vụ TNGT.

Theo đại diện Ban ATGT tỉnh Hải Dương: Trước đây, các thành viên tại các tổ, đội, trạm, điểm sơ cấp cứu chưa được tập huấn về kỹ năng nghiệp vụ. Ban ATGT tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu cho 150 - 200 tình nguyện viên tại các trạm, điểm sơ cấp cứu. Đến nay, hầu hết các tình nguyện viên đều có chứng chỉ và đảm bảo về chuyên môn sơ cấp cứu ban đầu cho người bị TNGT.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.