• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Những “hiệp sĩ” giao thông

27/05/2016, 13:49

Nút giao không có đèn tín hiệu nên mỗi giờ tan tầm, hai dòng xe từ bốn hướng khác nhau cứ quấn lấy nhau...

23

Nam thanh niên mặc quần ngố đứng phân làn giao thông tại ngã tư Nguyễn Ngọc Vũ - Quan Nhân (Hà Nội). Ảnh: Internet

Nút giao đường Trần Bình với Phạm Hùng do không có đèn tín hiệu nên mỗi giờ tan tầm, hai dòng xe từ bốn hướng khác nhau cứ quấn lấy nhau. Ai cũng muốn đi trước nhưng lại không thể đi nổi vì đầu xe này cắm vào đuôi xe kia nên tất cả chỉ đứng nhìn ngao ngán. Cảnh ùn tắc càng kéo dài khi các phương tiện dồn cục lại. Trong lúc tưởng chừng như không cựa quậy được nữa, một lái xe taxi nhảy xuống đường, lách qua đám đông xe cộ, đứng giữa ngã tư để phân luồng. Chỉ trong chốc lát, “mớ bòng bong” đã được gỡ rối.

Đấy là hình ảnh thường thấy ở Hà Nội vào những giờ cao điểm. Ở những ngã ba, ngã tư hay nút giao trọng điểm thường có bóng áo vàng (CSGT), áo xanh tình nguyện đứng ra điều khiển giao thông nhưng ở những tuyến đường nhỏ hơn, trước những cổng trường học, khu chợ tạm hay những nút giao vào các khu dân cư thì chắc chắn không thể có đủ lực lượng để đảm đương.

Những lúc giao thông rối ren như thế, mọi người hay thấy một ai đó nhảy xuống đường điều khiển giao thông. Trong tay họ không cần phải có cây gậy hay chiếc còi của CSGT. Sắc áo họ cũng bình thường như những người tham gia giao thông khác. Chỉ bằng những động tác dứt khoát, những lời khuyên chân thành “bác đi theo lối này, chị đi lối kia…” để thông luồng cho dòng phương tiện. Dù không có chức năng điều khiển giao thông nhưng mọi người đang ở trong mớ bòng bong ấy đều răm rắp nghe theo chỉ dẫn. Đơn giản ai cũng hiểu, chỉ có làm theo như vậy mới có đường mà đi. Và trong số người tham gia giao thông, không ít người thầm cảm ơn hành động rất có trách nhiệm ấy.

Nhiều người đã gọi họ là những “hiệp sĩ giao thông”. Sở dĩ gọi như vậy bởi đơn giản đó chỉ là một trong số những người đang lưu thông trên đường, gặp cảnh tắc đường. Họ cũng có thể chỉ là một bác bảo vệ trước cổng cơ quan, trường học, hay chỉ là người dân ven đường, khi thấy đường bị tắc không thể ngồi yên, đứng nhìn. Nhưng những việc họ đang làm thực sự đáng ghi nhận, góp phần đảm bảo ATGT và bớt đi sự vất vả của hàng trăm, hàng nghìn người đang phải chôn chân vì ùn tắc. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.