• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Những con đường "xóa nghèo" của đồng bào Mông ở Yên Bái

28/10/2022, 14:00

Những con đường bê tông "đặc thù" bé nhất chỉ rộng 1 mét đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được hình thành.

Nhân dân đóng góp 2.000 ngày công

Đưa chúng tôi đi thăm quan những tuyến đường mới được bê tông hóa từ trung tâm xã lên thôn Sáng Pao dài trên 400 m, hoàn thành cuối năm 2021, ông Hờ A VưBí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái chia sẻ: Khi bước vào thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng của xã còn nhiều hạn chế. Một bộ phận người dân chưa chịu khó vươn lên thoát nghèo, có tư tưởng trông chờ ỉ nại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, coi việc thực hiện xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước nên chưa nhiệt tình tham gia.

Nhiều người dân xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu góp sức làm đường giao thông.

​Năm 2021, xã tiếp tục triển khai nguồn vốn Đề án phát triển giao thông nông thôn và một số nguồn vốn của các tổ chức như: Kênh JUTU- Triệu làm đường hỗ trợ cát, sỏi, xi măng, sắt thép... cùng với gần 2.000 ngày công đóng góp ngày của nhân dân đã làm được 3 cây cầu qua suối đi thôn Háng Xê và Cu Vai và 1 km đường bê tông; kiên cố hóa được 2,1km, rộng 1,5m từ đường TL 174 lên thôn Tà Đằng; kiên cố được 1,1km đường, rộng 2m tại thôn Chống Khua; kiên cố hóa 700m đường, rộng 2m tại thôn Háng Thù. Tháng 12/2021, người dân thôn Sáng Pao đóng góp trên 200 ngày công làm xong tuyến đường dài 400m, rộng 2m từ trung tâm xã lên Sáng Pao, việc đi lại thuận tiện hơn, thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế.

Hiến trên 20 ha đất

Rời xã Xà Hồ, phóng viên Báo giao thông về với xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái men theo tuyến đường từ QL 32 lên trung tâm các xã Sùng Đô và Nậm Mười. Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo phương châm: Nhà nước đầu tư vốn, nhân dân hiến đất, cây cối, di dời nhà cửa, giải phóng mặt bằng để làm đường.

Con đường Sùng Đô - Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế vùng cao.

Với tổng chiều dài trên 20 km, bề mặt đường rộng 6,5 m trở lên, cùng hệ thống cống, rãnh thoát nước hoàn chỉnh, việc thi công tuyến đường đồng nghĩa với hàng trăm hộ dân của 3 xã Sơn Lương, Sùng Đô và Nậm Mười bị ảnh hưởng. Trong đó, nhiều hộ phải di dời nhà cửa, mất phần lớn ruộng nước và đất lâm nghiệp.

Ông Bàn Kim Thắng - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn cho biết: "Chủ trương của Nhà nước là làm đường không hỗ trợ đền bù, Đảng ủy đã thống nhất ra Nghị quyết giao UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã” và các đoàn thể thành lập các tổ tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất. Trên cơ sở đó năm bắt các hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ mất phần lớn đất sản xuất để có hướng hỗ trợ động viên.

Gia đình chị Bàn Thị Còi ở thôn La Háo Pành, xã Nậm Mười có trên 7.000 m2 quế. Khi nắn cua, mở đoạn đường mới, gia đình chị Còi đã hiến trên 1.500 m2 đất rừng quế với trên 3.500 cây quế 3 - 4 năm tuổi. Đợt mưa bão năm 2018 đã làm trên 3.000 m2 quế của gia đình chị bị sạt lở, vùi lấp. Khó khăn chưa qua nhưng với mong mỏi bấy lâu của bà con nhân dân có được con đường rộng mở, gia đình chị đã đồng thuận hiến đất để làm đường.

Chị Còi bày tỏ: "Gia đình cũng rất tiếc vì quế chưa đến tuổi thu, đất không còn nhiều, nhưng vì cộng đồng dân bản nên gia đình cũng sẵn sàng. Mong rằng, nhân dân sớm có đường đi lại để phát triển kinh tế!”.

Còn anh Vàng A Cu, ở thôn Ngã Hai, xã Sùng Đô lại hy sinh cả mảnh đất và ngôi nhà mặt đường, di dời vào trong bản để hiến đất làm đường.

Mảnh đất rộng trên 200 m2 vốn là nơi gia đình anh dựng nhà sinh sống và là nơi buôn bán tạp hoá. Nay phải di dời sang nơi ở mới, lại mất chỗ kinh doanh, buôn bán gia đình anh sẽ gặp nhiều khó khăn. Song, được sự động viên, vận động của cấp ủy, chính quyền địa phương, gia đình anh Cu nhanh chóng sửa soạn, chuyển đến nơi ở mới tạo điều kiện cho đơn vị thi công mở đường.

Anh Vàng A Cu tâm sự: "Vợ chồng mới ra ở riêng, dựng được ngôi nhà nhỏ, nay chuyển đi cũng rất khó khăn. Nhưng để có được con đường thuận lợi, vợ chồng cũng bàn bạc, thống nhất chuyển nhà, hiến đất để làm đường”.

Với điều kiện địa hình vùng cao, đồng bào các dân tộc ở Sùng Đô, Nậm Mười, huyện Văn Chấn có diện tích đất nông - lâm nghiệp hạn chế lại. Mất đất là lấy đi nguồn sống của nhiều hộ gia đình. Đó chính là trăn trở của chính quyền huyện Văn Chấn và các xã có tuyến đường đi qua.

Sự động viên, vận động của cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng nhận thức về những thuận lợi khi tuyến đường được mở rộng và cứng hóa, nên khi được vận động hiến đất hầu hết người dân đều đồng tình ủng hộ, có trên 379 hộ hiến trên 20 ha đất; trong đó, người dân xã Sùng Đô hiến 10 ha, Nậm Mười hiến 8 ha, Sơn Lương hiến 2 ha.

Nhờ sự đồng lòng hiến đất làm đường, góp công góp sức của bà con đồng bào dân tộc Mông, Tày, Dao mà đến nay con đường đã được hình thành với tổng chiều dài trên 20 km, bề mặt đường rộng 6,5 m góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân địa phương.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.