• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhức nhối nạn lấn chiếm hành lang cầu Thăng Long

27/08/2016, 08:15
image

Tình trạng lấn chiếm hành lang cầu Thăng Long ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô Hà Nội diễn ra nhức nhối...

18

Nhiều đoạn hàng rào bảo vệ hành lang cầu Thăng Long bị dân phá dỡ, lấn chiếmlàm hàng quán, điểm kinh doanh trái phép

Nhức nhối lấn chiếm hành lang

Ông Nguyễn Bá Thực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đường sắt Hà Thái - đơn vị được giao quản lý cầu Thăng Long cho biết, nhiều năm qua, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn cây cầu này diễn ra rất phức tạp, đe dọa nghiêm trọng tới an toàn kết cấu công trình cầu và ATGT đường sắt. Tuy nhiên, việc giải tỏa vi phạm rất khó do không có kinh phí, chưa kể các đối tượng vi phạm thường là dân tứ xứ, rất manh động.

Ngoài ra, do cầu dẫn nằm sát khu vực đông dân cư, tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Mỗi lần giải tỏa xong, chưa kịp có phương án quản lý khai thác, mặt bằng lại bị bỏ không nên rất khó để bảo vệ, ngăn chặn tái lấn chiếm. Trong khi đó, đội bảo vệ cầu chỉ có 15 người tại 6 trạm với nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm giao thông, hướng dẫn, phân luồng các phương tiện qua cầu. Kinh phí dành cho công tác đảm bảo hành lang an toàn cầu Thăng Long cũng rất thấp, mỗi năm chỉ được bố trí vài chục triệu đồng vốn ngân sách.

>>>Xem thêm video:

Trước thực trạng vi phạm hành lang an toàn cầu diễn ra nhức nhối, đơn vị quản lý cầu đã đề xuất Bộ GTVT và Tổng công ty Đường sắt VN kêu gọi tư nhân góp vốn giải tỏa, xây dựng hàng rào và khai thác quỹ đất trong hành lang. “Thực hiện theo hình thức này, vừa giữ được đất, vừa dễ kiểm tra, kiểm soát hành lang an toàn”, ông Thực nói và cho biết, các bước thủ tục từ lập dự án, hồ sơ thiết kế, phương án thi công đều được thực hiện đầy đủ, bài bản, trình Tổng công ty Đường sắt VN phê duyệt mới tiến hành thi công. Việc thi công cũng do đơn vị độc lập đảm nhận, bên góp vốn chỉ bỏ kinh phí giải tỏa, xây dựng.

Có nên xã hội hóa chống tái lấn chiếm?

Theo ông Nguyễn Bá Thực, trước đây đơn vị cũng được Sở GTVT Hà Nội cấp phép khai thác đất khu vực gầm cầu Thăng Long làm điểm trông giữ xe. Tuy nhiên, sau khi có quy định không cho phép trông giữ xe khu vực gầm các cầu, điểm trông giữ xe này cũng không được cấp phép tiếp. Đối với diện tích đất hành lang bảo vệ cầu đã tiến hành làm hàng rào, công ty đã trình phương án lên Tổng công ty Đường sắt VN và Bộ GTVT xin phép được khai thác.

Theo lãnh đạo Công ty CP Đường sắt Hà Thái, từ năm 2012 đến nay đã có 9 dự án với bốn đối tác góp vốn được triển khai. Tuy nhiên, gần đây, tại các khu vực vừa được giải tỏa xong và đang hoàn thiện hàng rào bảo vệ hành lang, nhiều đối tượng manh động tự ý tháo dỡ hàng rào, ngang nhiên lấn chiếm hành lang. Nhức nhối nhất là tại các khu vực đường dẫn lên cầu thuộc địa bàn xã Hải Bối, huyện Đông Anh, phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Các đối tượng này còn tự ý mở hàng quán, để vật liệu xây dựng, tập kết xe, máy móc.

“Lâu nay, doanh nghiệp chỉ được giao quản lý đất đường sắt, nhưng nếu để không như hiện nay, dân lấn chiếm sẽ lại mất đất, mất an toàn cho cầu Thăng Long. Vì thế, chúng tôi kiến nghị cho phép khai thác để giữ đất, khi nào Nhà nước cần sẽ bàn giao lại. Quá trình khai thác phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Trong trường hợp luật không cho phép, còn đang vướng các quy định pháp luật, có thể quy định tạm”, ông Thực kiến nghị.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Trung, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại, vận tải và du lịch Phú Dũng, một trong bốn đối tác tham gia đầu tư kinh phí giải tỏa, làm hàng rào bảo vệ hành lang cho biết, doanh nghiệp tham gia các dự án ngay từ năm 2012. Đến năm 2014, các dự án cơ bản hoàn tất nhưng đến nay chưa được phép khai thác nên một số nơi bị tái lấn chiếm. Đơn cử ở Đông Ngạc, dân nhổ rào vào trồng rau. Có nơi bị đổ rác, phế thải trộm tràn lan, công ty phải cho người dọn.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Tạ Mạnh Thắng, Trưởng Ban ATGT Tổng công ty Đường sắt VN cho rằng, chiểu theo các quy định pháp luật hiện nay thì không được phép khai thác diện tích đất trong phạm vi hành lang bảo vệ cầu. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý, bảo vệ quyết liệt, hành lang cầu Thăng Long sẽ bị tái lấn chiếm. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng nên xem xét, nghiên cứu cơ chế phù hợp, vừa chống lấn chiếm, vừa có thể bảo vệ an toàn hành lang cây cầu đặc biệt quan trọng này.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.