• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhức nhối lối đi tự mở qua đường sắt ở điểm "nóng" Hà Nam

09/10/2019, 12:11

Hà Nam được coi là điểm "nóng" vi phạm và TNGT đường sắt, bởi khu vực này có tới hơn 220 lối đi tự mở chưa được xóa bỏ...

Hà Nam còn tồn tại nhiều vị trí vi phạm hành lang ATGT đường sắt nhiều năm qua, đe dọa mất an toàn

Thống kê của Tổng công ty Đường sắt VN, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hà Nam xảy ra tới 10 vụ TNGT đường sắt, tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2018; làm chết 6 người, tăng 4 người; và bị thương 4 người. Trong đó, có 1 vụ rất nghiêm trọng và 4 vụ nghiêm trọng.

Đáng lưu ý, địa điểm xảy ra tai năm hầu hết là tại các lối đi tự mở. Theo Cục Đường sắt VN, tỉnh Hà Nam hiện vẫn còn nhiều tồn tại, vi phạm hành lang ATGT đường sắt chưa được xử lý dứt điểm. Tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn tỉnh Hà Nam có chiều dài là 31,25km, đi qua 4 huyện và thành phố gồm: Duy Tiên, Phủ Lý, Thanh Liêm, Bình Lục. Tuyến này song song với đường QL1A và QL21, qua các khu dân cư đông đúc, khu công nghiệp có tốc độ đô thị hóa cao, người dân bám mặt đường để kinh doanh, sinh sống dẫn đến phát sinh nhiều giao cắt đường bộ - đường sắt và nhiều vi phạm.

Cụ thể, tổng số giao cắt hiện có là 255, trong đó 33 đường ngang hợp pháp và có đến 222 lối đi tự mở qua đường sắt. Trong số này, có tới 4 điểm đen, 11 điểm tiềm ẩn TNGT đường sắt. Cùng đó, 9 vị trí vi phạm hành lang ATGT đường sắt đã tồn tại nhiều năm, mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần lập biên bản vi phạm, giải tỏa nhưng vẫn tái phạm. Đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Đây là những vị trí tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn, xảy ra tai nạn.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Nam còn 7 lối đi tự mở nguy hiểm, Cục Đường sắt VN đã đề nghị địa phương tổ chức cảnh giới đảm bảo an toàn nhưng đến nay địa phương chưa thực hiện.

Để giảm thiểu TNGT đường sắt, tại cuộc làm việc với Hà Nam đầu tháng 10/2019, Cục Đường sắt VN đề nghị tỉnh Hà Nam hoàn thành việc lập hồ sơ chi tiết quản lý, theo dõi vị trí nguy hiểm mất ATGT đường sắt, lối đi tự mở trên địa bàn; Tổ chức thực hiện các biện pháp kiềm chế không để phát sinh lối đi tự mở; Đồng thời, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 65/2018.

"Tỉnh Hà Nam cần ưu tiên kinh phí xây dựng hàng rào, đường gom tại 9 vị trí, để xóa bỏ các lối đi tự mở nguy hiểm đồng thời xử lý dứt điểm các vị trí vi phạm phạm vi bảo vệ công trình và hành lang ATGT đường sắt. Tổ chức cảnh giới ATGT tại 7 lối đi tự mở nguy hiểm để đảm bảo ATGT cho người dân tham gia giao thông qua đường sắt", Cục Đường sắt VN yêu cầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.