• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Nhức nhối hành khách tùy tiện bắt xe dọc đường

09/04/2019, 06:43

PV Báo Giao thông ghi nhận nhiều tốp hành khách đua nhau đứng dưới lòng đường bắt xe dù thay vì vào bến mua vé, chờ xe theo đúng quy định.

Hành khách tập trung ở vỉa hè trên đường Nguyễn Xiển đón xe

Những ngày đầu tháng 4/2019, lưu thông trên một số tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe lớn của Hà Nội, PV Báo Giao thông ghi nhận nhiều tốp hành khách đua nhau đứng dưới lòng đường bắt xe dù thay vì vào bến mua vé, chờ xe theo đúng quy định.

Có mặt tại đường Giải Phóng lúc 11h ngày 3/4, PV chứng kiến hàng chục hành khách mang theo đồ đạc lỉnh kỉnh đứng theo từng tốp trên vỉa hè để chờ xe về quê. Nhiều nhất là các đoạn: Đối diện BX Giáp Bát và từ ngã tư Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ đến nút giao Giải Phóng - Pháp Vân. Tại các vị trí này, có những người nhìn thấy tuyến xe phù hợp là lập tức đứng phắt dậy, lao xuống lòng đường, giơ tay ra hiệu từ xa để nhà xe táp vào đón.

Anh Định (quê Ninh Bình) cho rằng, nhiều người “lười” vào bến, thích bắt xe dọc đường vì vừa thuận tiện, vừa nhanh. “Ngoài đường xe nhiều hơn, lên xe là về luôn. Trong bến vừa mua vé, vừa phải chờ xe đến giờ mới xuất bến, rất mất thời gian”, vừa dứt lời chia sẻ, anh Định vội vã lao ra vẫy và nhảy lên xe BKS 35H-1501 chạy tuyến Kim Sơn - Hà Nội.

Cách đó không xa, khu vực ngã ba Pháp Vân - Trần Thủ Độ (cạnh BX Nước Ngầm) tồn tại một tụ điểm đón xe ngay dưới lòng đường. Theo quan sát, nút giao này nằm trên trục đường cửa ngõ phía Nam Thủ đô, mật độ giao thông luôn đông đúc, song hàng ngày, nhiều người dân vẫn vô tư đứng đón xe khiến nguy cơ xảy ra TNGT luôn ở mức báo động. Thời điểm ghi nhận, chỉ trong khoảng 10 phút, PV chứng kiến hai tốp người liên tiếp lên các xe tuyến Hà Nội - Quán Lào (Thanh Hóa) BKS 36B-026.73 và xe Limousine Vân Anh BKS 36B-031.41.

Tại khu vực vỉa hè trước dãy nhà từ số 32 - 36 Nguyễn Xiển, lâu nay cũng xuất hiện một bến cóc. Mỗi ngày, hàng trăm lượt hành khách vô tư tập trung ở đây để chờ các tuyến xe về Thái Bình, Hải Phòng… từ BX Yên Nghĩa lên đón. Thậm chí, nhiều hành khách còn thản nhiên đi lên đường vành đai 3 trên cao để đón các xe từ hướng Mỹ Đình về, bất chấp sự nhắc nhở của các cơ quan chức năng.

Tương tự trên đường Phạm Hùng, đoạn từ nút giao Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ đến cầu vượt Mai Dịch, mặc dù thường xuyên có lực lượng CSGT và Thanh tra giao thông tuần tra song tình trạng khách “bỏ bến” ra ngoài bắt xe, nhà xe ngang nhiên đón khách dọc đường vẫn diễn ra phổ biến.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Tòng, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thừa nhận, việc người dân đón xe ngoài khu vực bến xuất hiện ngày càng nhiều. “Hành vi đó không chỉ gây ra tình trạng lộn xộn, mất ATGT mà còn gián tiếp “tiếp tay” cho các nhà xe dừng, đỗ bắt khách dọc đường”, ông Tòng nói và cho biết, hiện tại, trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến xe dù, bến cóc, trường hợp bắt gặp hành khách bắt xe ngoài đường, lực lượng thanh tra vẫn tiến hành nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân vào bến xe mua vé để được hưởng đầy đủ quyền lợi.

Cũng theo ông Tòng, thời gian tới, lực lượng thanh tra sẽ nghiên cứu, đề xuất hướng xử lý các hành khách đứng ngoài đường bắt xe để đảm bảo trật tự giao thông trong hoạt động vận tải.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.