• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhọc nhằn nữ xe ôm trên những cung đường núi Cấm huyền bí

19/01/2022, 13:44
image

Với họ, mỗi cuốc xe là một lần đánh đu mạng sống qua cung đường đá. Khách ngồi phía sau cũng liên tục thót tim mỗi khi xe đổ dốc núi…

Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn, thuộc địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là điểm du lịch nổi tiếng, vì núi có dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi.

Trên núi có các danh lam và danh thắng như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm…

Ông Trịnh Văn Đệ, Chủ tịch UBND xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho biết: Tại khu núi Cấm, hiện có hơn 1.000 người hành nghề chạy xe ôm, trong đó không ít phụ nữ.

Họ đa phần có hoàn cảnh khó khăn, có người làm rẫy trên núi, buôn gánh bán bưng và chạy xe ôm không phải nghề chính mà là công việc để kiếm thêm thu nhập.

Đặc biệt, ngọn núi này từ lâu đã khoác lên mình những câu chuyện và giai thoại bí ẩn không thể lý giải. Khách thập phương từ khắp nơi đổ về chiêm bái ngày một đông. Từ đó, dịch vụ xe ôm núi Cấm cũng đi vào hoạt động nhộn nhịp.

Chị Trần Thị Mỹ Lào (34 tuổi, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên) cho biết, chị đã theo nghề được 4-5 năm nay. Lúc đầu, chồng chị không cho chạy, vì thấy nghề này nguy hiểm và lại là thân phận đàn bà. Nhưng vì miếng cơm, manh áo nên dần dà chị cũng đã thuyết phục được chồng cho chạy xe ôm. Vậy là mỗi ngày chị phải căng mình bám núi mưu sinh.

Theo chị Lào, từ dưới chân núi lân đỉnh núi khoảng 7km. Trước kia đường lên núi gồ ghề, gập ghềnh, ngổn ngang sỏi đá, phải khiêng xe lên hơn nửa đường mới có thể chạy lên để đưa, đón khách. Người ngồi sau xe lúc nào cũng hồi hộp, tim muốn “nhảy” ra ngoài. Còn bây giờ, hầu hết đường được đổ bê tông, trải nhựa nên dễ đi, chỉ trừ lúc đổ đèo và leo dốc đứng là khá nguy hiểm.

“Thời gian đầu rất là gian nan, vì khách chưa tin tưởng vào tay lái của phụ nữ luôn coi tay lái đàn ông cứng hơn. Những lần như vậy chúng tôi càng phải cố gắng thuyết phục để cho khách đi, để lấy được sự yên tâm của khách. Suốt hành trình, chúng tôi cần phải xử lý được mọi tình huống trên các cung đường của núi và không được phép mắc sai lầm”, chị Lào kể.

Còn chị Lê Thị Mộng (sinh năm 1972, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chia sẻ: “Nghề xe ôm chủ yếu “lấy ngày đông nuôi ngày vắng”. Mỗi ngày, một người chở khoảng 1-2 lượt khách"

“Tôi chạy xe ôm ở đây đã 8 năm, “con ngựa sắt” phải bảo dưỡng liên tục, từ phanh, đĩa…để đảm bảo an toàn cho mình cũng như khách. Bây giờ đã có kinh nghiệm đầy mình, chỉ cần xe có tiếng nổ khác là phải đem đi sửa”, chị Mộng nói.

Chị Mộng Thu (một du khách đến từ TP Cần Thơ) cho biết: “Khi mình còn chưa đến những danh lam, thắng cảnh; thì việc ngồi xe ôm đã là một khám phá thú vị và mạo hiểm. Mỗi lần xe đổ dốc, ôm cua theo sườn núi là tim tôi muốn rớt ra ngoài. Nhiều đoạn chỉ biết nhắm mắt lại, không dám mở mắt ra nhìn. Khi đến nơi rồi, mới thấy chuyến đi rất thú vị”.

Thời điểm “bội thu” là những dịp lễ, Tết, có thể kiếm 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày. Nhưng giờ dịch bệnh, khách cũng hạn chế đi, nên chỉ kiếm được khoảng 200.000 đồng/ngày.

Ông Trịnh Văn Đệ, Chủ tịch UBND xã An Hảo, huyện Tịnh Biên thông tin thêm: Vào dịp cao điểm, du khách đến đông, mỗi tài xế xe ôm có thể kiếm được vài trăm ngàn đồng/ngày, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ cải thiện cuộc sống.

Chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền, vận động lực lượng này trong việc thực hiện quy định ATGT. Thông qua đó, coi họ là cánh tay nối dài góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo ATGT và an ninh trật tự tại địa phương.

Mỗi ngày, họ chạy xe lên xuống núi, còn kiêm luôn nhiệm vụ "trinh sát". Hễ thấy có vụ việc nào bất thường, hoặc những kẻ khả nghi là họ báo cho chính quyền địa phương để xử lý kịp thời.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.