• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhiều giải pháp mạnh, mới kéo giảm TNGT

02/07/2015, 05:29

Từ nay đến cuối năm các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục các giải pháp mạnh và đồng bộ hơn nữa.

1.5
Ông Khuất Việt Hùng

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, dù những tháng đầu năm nay, TNGT đã được kiềm chế nhưng số người chết do TNGT chỉ giảm được 4,5%. Trả lời phỏng vấn Báo Giao thông, ông Hùng cho rằng, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra, từ nay đến cuối năm các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục các giải pháp mạnh và đồng bộ hơn nữa.

Vào cuộc quyết liệt, TNGT giảm cả ba tiêu chí

Những tháng đầu năm nay, TNGT được kéo giảm cả ba tiêu chí. Theo ông, kết quả này có được là nhờ những giải pháp trọng tâm nào?

6 tháng qua (tính từ 16/12/2014 đến 15/6), toàn quốc xảy ra hơn 11 nghìn vụ TNGT, làm chết gần 4.500 người và bị thương hơn 10 nghìn người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm được hơn 1.600 vụ (khoảng -12,85%), giảm 211 người chết (-4,5%), giảm 2.114 người bị thương (-17,24%).

Để đạt được kết quả trên, Ủy ban ATGT Quốc gia, các bộ, ngành và cả các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt. Các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đều được thực hiện nghiêm túc. Việc chỉ đạo quyết liệt, siết chặt công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh vận tải, TTKS của lực lượng chức năng đã có tác động tích cực, tạo được niềm tin cũng như xác định được giải pháp để giảm TNGT...

Thực tế, tỷ lệ người chết do TNGT dù giảm nhưng vẫn còn cao, thưa ông?

Đúng vậy, theo thống kê, trong 6 tháng qua chỉ giảm được 211 người chết (khoảng -4,5%). Hơn nữa, chỉ có đường bộ giảm được TNGT ở cả ba tiêu chí, còn lại TNGT đường thủy, đường sắt và hàng hải lại tăng.

Đặc biệt, TNGT đường sắt đang gia tăng rất đáng lo ngại khi xảy ra 112 vụ, làm chết 100 người và bị thương 29 người. So với cùng kỳ năm 2014, tăng 28 vụ (+33,33%), tăng 21 người chết (+26,58%) và tăng 11 người bị thương (+61,11%). TNGT đường thủy cũng tăng 5 vụ (+11,9%), tăng 7 người chết (+20,59%).

1.6
CSGT tỉnh Quảng Ninh kiểm tra các tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long - Ảnh: Tạ Tôn

Sau phê bình, các địa phương tích cực hơn

Tại cuộc họp sơ kết công tác bảo đảm ATGT ba tháng đầu năm nay, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã phê bình 16 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 10%. Đến nay các địa phương này đã có chuyển biến gì chưa, thưa ông?

Tôi xin nói rõ thêm là tại cuộc họp sơ kết ba tháng, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương 12 tỉnh giảm được trên 20% số người chết do TNGT trong quý I. Song song với đó phê bình 16 tỉnh có số người chết do TNGT tăng trên 10% gồm: Đồng Tháp, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Yên, Hòa Bình, Nam Định, Trà Vinh, Quảng Ninh, Kon Tum, Vĩnh Long, Bắc Kạn, Bình Dương, Hải Dương, Gia Lai, Bắc Ninh, An Giang. Đặc biệt, 5 tỉnh để số người chết do TNGT tăng trên 50% là: Bình Dương, Hải Dương, Gia Lai, Bắc Ninh và An Giang.

Tuy nhiên đến nay theo con số thống kê, vẫn còn 12 địa phương có số người chết vì TNGT trên 10% là: Hải Dương, Hà Tĩnh, Kon Tum, Bình Dương, Điện Biên, Bắc Ninh, Nam Định, Gia Lai, Bắc Giang, Trà Vinh, An Giang, Bắc Kạn. Trong đó còn hai tỉnh có số người chết tăng trên 50% là An Giang và Bắc Kạn.

Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến 12 địa phương trên chưa thể kéo giảm được TNGT?

Theo tôi, nguyên nhân chính vẫn là ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa duy trì có hiệu quả việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là trong công tác quản lý, điều hành GTVT, công tác phối hợp giữa Bộ, ngành, địa phương, giữa các lực lượng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó là sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương, chủ đầu tư và nhà thầu trong công tác bảo vệ hành lang ATGT, tổ chức giao thông và cảnh báo ATGT tại các vị trí kết nối giữa đường phụ ra đường chính trên một số đoạn tuyến quốc lộ chưa hiệu quả. Việc tổ chức giao thông, bảo đảm ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, miền núi còn bất cập...

Tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ

Để đạt mục tiêu giảm 5-10% TNGT đã đề ra, những tháng cuối năm nay, Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ áp dụng những giải pháp gì, thưa ông?

Thời gian tới, cần phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa phương thức chỉ đạo điều hành và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Ủy ban ATGT Quốc gia, Ban ATGT các địa phương; tiếp tục chỉ đạo hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện chủ đề năm ATGT 2015 - Siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; Kế hoạch hành động thực hiện quy định của pháp luật về đội MBH đối với trẻ em trên phạm vi toàn quốc. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án ứng dụng CNTT trong công tác bảo đảm TTATGT.

Các bộ, ngành chức năng cũng sẽ vào cuộc mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để đảm bảo ATGT theo kế hoạch đã đề ra; Tăng cường kiểm soát việc thực hiện các quy định bảo đảm ATGT đối với các công trình, dự án hoàn thành trước khi đưa vào khai thác; Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa, ATGT đường bộ, đường sắt.

Đặc biệt, vai trò của lãnh đạo các địa phương phải rõ hơn nữa trong đảm bảo ATGT. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục tăng cường thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24h/7; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu để phương tiện chở hàng quá tải trọng lưu thông trên đường bộ thuộc địa bàn.

Cùng đó, các lực lượng chức năng sẽ đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các đường ngang trái phép. Bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có nguy cơ cao xảy ra TNGT; xử lý trách nhiệm lãnh đạo địa phương và đơn vị quản lý đường sắt nếu để xảy ra phát sinh đường ngang trái phép.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.