• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông ATGT địa phương

Làm thế nào để đưa Luật Phòng chống tác hại rượu bia vào trong cuộc sống?

ATGT địa phương

Làm thế nào để đưa Luật Phòng chống tác hại rượu bia vào trong cuộc sống?

25/12/2019, 09:35

Bộ Y tế đã trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều và các biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia.

Đội CSGT số 10 Công an TP Hà Nội kiểm tra nồng độ cồn tài xế trên QL21B qua địa bàn quận Hà Đông (Chụp tối 23/12). Ảnh: Văn Huế

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, hiện, Bộ Y tế đã trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều và các biện pháp thi hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia. Trong đó có bổ sung các địa điểm cấm mua bán, sử dụng rượu bia, quy định buôn bán rượu, bia trên môi trường mạng, quy định về các tác phẩm điện ảnh hạn chế sử dụng rượu, bia; và cũng quy định cơ chế tài chính, tiền ngân sách Nhà nước chi cho công tác phòng chống tác hại của rượu, bia…

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng trình Chính phủ thông qua Nghị định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế, trong đó có quy định về hình thức và mức xử phạt liên quan đến phòng chống tác hại rượu, bia. Như vậy, hệ thống cơ chế pháp lý liên quan Luật Phòng, chống tác hại rượu bia của Bộ Y tế đã tương đối hoàn chỉnh.

“Vấn đề hiện nay là làm thế nào để đưa Luật vào trong cuộc sống. Việc hiện thực hóa Luật còn đòi hỏi trách nhiệm UBND các cấp và các bộ ngành khác. Ví như với Bộ Công thương phải kiểm soát với rượu thủ công; quy định về quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ liên quan Bộ Công thương và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Bộ Công an liên quan đến quy định uống rượu bia không lái xe, nên cần có quy định xử phạt hành chính gắn với lái xe máy uống rượu, bia. Hiện, Bộ Công an cũng đã trình Chính phủ về quy định xử phạt VPHC đối với người điều khiển phương tiện cơ giới có nồng độ cồn.

Toàn bộ quy định của Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia, trừ một số quy định giao cho Chính phủ hướng dẫn, còn lại đều có hiệu lực từ 1/1/2020. Và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có nhiệm vụ thi hành.

Ngày 24/12, trao đổi với Báo Giao thông, Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng hướng dẫn, tuyên truyền, điều tra, giải quyết TNGT, Cục CSGT (Bộ Công an) cho hay, hiện mức xử lý vi phạm giao thông vẫn đang thực hiện theo Nghị định 46/2016.

“Nghị định quy định xử phạt theo hành vi nào sẽ xử phạt theo hành vi đó. Hơn nữa, thực tế Luật Phòng chống tác hại rượu bia tác động đến Luật GTĐB không lớn”, Thượng tá Nhật nói và nêu ví dụ: Đối với hành vi người điều khiển phương tiện ô tô, Luật GTĐB đã cấm 100% không được uống rượu bia. Còn đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, với mức vi phạm được phép là dưới 0,25 miligam/1lít khí thở sẽ không bị xử lý. Theo đó, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực, thời gian tới, có thể cơ quan chức năng sẽ phải tiến hành bổ sung vào Nghị định xử phạt.

Trung tướng Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin, để triển khai dự án Luật này, Cục CSGT (Bộ Công an) đã có kế hoạch triển khai bắt đầu từ 1/1/2020. “Dịp cao điểm cuối năm, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân, Cục CSGT đã chỉ đạo lực lượng CSGT trên địa bàn cả nước tăng cường TTKS, xử lý vi phạm giao thông, tập trung vào các lỗi là nguyên nhân chính gây TNGT, trong đó có vi phạm nồng độ cồn”, Trung tướng Dũng nói.

Theo Trung tướng Dũng, năm 2019, lực lượng CSGT cả nước đã phát hiện và xử lý 884 trường hợp vi phạm về ma túy; 182.725 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

“Cùng với việc siết chặt các quy định, chế tài xử phạt liên quan đến nồng độ cồn, lực lượng CSGT toàn quốc thường xuyên bố trí lực lượng kiểm tra vi phạm nồng độ cồn tại các tuyến trọng điểm, các đô thị vào các khung giờ từ 13h-15h; 20h-22h, vào các ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật... đem lại kết quả tích cực trong phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm nồng độ cồn. Chúng tôi xác định chủ đề vi phạm nồng độ cồn, ma túy là nhiệm vụ xuyên suốt, thường xuyên, liên tục của lực lượng CSGT trong năm 2020”, Trung tướng Dũng nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.