• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Nhiều cây cầu bộ hành ở Hà Nội vẫn “ế” khách

07/11/2019, 07:18

Ghi nhận của PV, nhiều cây cầu vượt bộ hành trên địa bàn TP Hà Nội được đầu tư xây dựng lên tới hàng tỷ đồng, nhưng hiệu quả sử dụng hạn chế.

Cầu vượt trên đường Nguyễn Chí Thanh khá hiện đại nhưng vẫn “ế khách” (Trong ảnh: Nhiều người bỏ qua cầu bộ hành, chọn “đấu đầu” với dòng phương tiện để sang đường)

Quan sát của PV tại cầu vượt bộ hành gần ngã tư Giảng Võ - Cát Linh - Hào Nam - Giang Văn Minh vào giờ cao điểm sáng 4/11 gần như không có người dân nào tiếp cận để đi qua cầu. Thay vào đó, cũng tại vị trí này, rất đông người chọn cách di chuyển dưới lòng đường gây mất ATGT.

Tương tự, nhiều cầu bộ hành được xây dựng dọc tuyến đường mới như: Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng... cũng ít người sử dụng. Chiều 4/11, có mặt tại cầu bộ hành trên đường Nguyễn Chí Thanh, ghi nhận của PV, dù hai vị trí cầu gần hai cơ sở giáo dục lớn gồm Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam được đầu tư khá hiện đại, nhưng cũng vắng người qua lại. Trong khi đó, vị trí dưới chân cầu vượt bộ hành này xuất hiện nhan nhản người dân, sinh viên đánh cược với tính mạng, liều mình bang qua đường cho nhanh.

Cầu vượt bộ hành đặt gần Học viện Ngân hàng (phố Chùa Bộc), ngã ba Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của... cũng thường xuyên vắng hoe dù hàng ngày lượng học sinh, sinh viên, người dân qua lại rất đông.

Em Vũ Hoài Thương, sinh viên năm thứ 3 Học viện Ngân hàng bộc bạch: “Do lòng đường phố Chùa Bộc rất hẹp, việc sang đường khi lên cầu thường mất gấp đôi, gấp ba thời gian nên em cũng như nhiều người trong lúc vội không di chuyển lên cầu bộ hành để sang đường”.

Trong khi đó, mới đây UBND TP Hà Nội ban hành liên tiếp bốn quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng bốn cây cầu vượt gồm: Cầu vượt cho người đi bộ qua đường Nguyễn Trãi (đoạn giao cắt ngã ba đường Triều Khúc, quận Thanh Xuân); Nguyễn Văn Cừ 1, Nguyễn Văn Cừ 2, Nguyễn Văn Cừ 3, quận Long Biên bằng kết cấu thép lắp ghép để đảm bảo ATGT, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Thời gian thực hiện đầu tư xây dựng từ cuối năm 2019 - 2020.

Trước đó, UBND TP Hà Nội cũng quyết định đầu tư bốn cầu vượt thép bao gồm: Cầu vượt qua đường Cổ Linh (quận Long Biên), đường Xuân La và đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ), đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng). Những cây cầu vượt này có kết cấu thép lắp ghép, được bố trí hệ thống thoát nước mặt dọc cầu. Bốn cầu vượt đều sẽ được triển khai và hoàn thành trong năm 2019.

Sở GTVT Hà Nội cũng có tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây cầu vượt cho người đi bộ kết hợp cho người đi xe đạp qua sông Tô Lịch (ba cầu) trên địa bàn quận Đống Đa, Cầu Giấy.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ ATGT (Bộ GTVT) cho rằng, trong khi nhiều cầu bộ hành ở Hà Nội đang “ế” khách, việc xây dựng cầu bộ hành cần được nghiên cứu kỹ càng. “Các vị trí xây phải phù hợp, có khả năng thu hút người dân sử dụng, tốn cả chục tỷ xây xong để “làm cảnh” gây lãng phí”, ông Thạch khẳng định.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.