• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Nhiều câu hỏi “nóng” về cứu hộ giao thông

11/07/2016, 06:46
image

Tại Hà Nội, xe cứu hộ hiện được lưu thông giờ cao điểm nhưng tại TP.HCM thì không, vì sao lại như vậy?

1

Hai xe cứu hộ của doanh nghiệp Ngân Trí (Quảng Ninh) thực hiện bài thi phối hợp nâng bổng chiếc Kama3 nặng hơn 14 tấn một cách dễ dàng trong "Ngày hội các doanh nghiệp cứu hộ giao thông Việt Nam" - Ảnh: Khánh Linh

Lần đầu tiên gần 100 doanh nghiệp cứu hộ giao thông trên cả nước đã cùng đối thoại với cơ quan quản lý Nhà nước về công tác cứu hộ tại buổi tọa đàm “Nâng cao hiệu quả hoạt động cứu hộ giao thông đường bộ Việt Nam” do Báo Giao thông tổ chức ngày 10/7 tại Đồng Mô (Hà Nội). Tại buổi tọa đàm, nhiều câu hỏi "nóng" về cứu hộ giao thông đã được đặt ra.

Một xe thu phí 2 vé, nhiều bất cập trên đường cứu hộ

Tham dự buổi tọa đàm có các cơ quan thuộc Bộ GTVT, Ủy ban ATGT Quốc gia, Cục CSGT (Bộ Công an) và đại diện gần 100 DN đang kinh doanh cứu hộ giao thông đường bộ tại 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Văn Bảo, chủ doanh nghiệp Cứu hộ (DNCH) Hoàng Tâm (Gia Lai) hỏi: Căn cứ nào để cân trọng tải xe cứu hộ lúc đang làm nhiệm vụ bởi khi xe cứu hộ nhập khẩu nguyên chiếc lúc đăng kiểm không ghi trọng lượng phần cho phép kéo theo. Giải đáp vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Trí, Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm VN khẳng định, theo tính toán, xe cứu hộ kéo theo xe 2 hoặc 3 cầu chỉ cần kiểm soát tải trọng xe tải kéo còn phần kéo theo không phải kiểm soát vì tải trọng đặt trên dàn kéo là bình thường và bên Cục CSGT cũng đã thống nhất việc đó.

Tiếp đến, hàng loạt DNCH đặt câu hỏi cho đại diện Cục CSGT: Khi mua xe cứu hộ đã có sẵn đèn vàng để cảnh báo lúc lưu thông ban đêm trên đường cao tốc. Điều này là cần thiết nhưng vẫn bị CSGT xử phạt, buộc tháo đèn là đúng hay sai? Một số xe nhập về có sẵn đèn cảnh báo ngay trên cẩu nhưng vẫn bị CSGT bắt lỗi lắp thêm đèn chiếu sau. Xe cứu hộ cũng gặp khó khi có trường hợp phải giải phóng nhanh hiện trường, tránh ách tắc và kịp thời cứu người. Tuy nhiên, xe cứu hộ lại bị CSGT chặn lại vì vi phạm tốc độ? Tại Hà Nội, xe cứu hộ hiện được lưu thông giờ cao điểm nhưng tại TP.HCM thì không, vì sao lại như vậy? Có trường hợp CSGT yêu cầu kiểm tra cả giấy tờ của xe đang được cứu hộ, như vậy có đúng không?

Đại diện DNCH 116 đặt vấn đề, đúng hay sai khi xe cứu hộ kéo xe tai nạn qua trạm thu phí thì có nơi thu 1 vé, có trạm lại thu 2 vé.

Trước hàng loạt câu hỏi của DN, Thượng tá Nguyễn Viết Chức, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra kiểm soát, Cục CSGT khẳng định, sẽ tiếp thu ý kiến của các DN và trả lời bằng văn bản cho những câu hỏi về các vấn đề cụ thể.

Không chỉ nêu ra các vấn đề bất cập trên đường, DNCH Phương Thành Minh (Nghệ An) đặt câu hỏi về khả năng điều chỉnh chính sách tạo điều kiện ưu tiên cho xe cứu hộ trên đường làm nhiệm vụ như ở các nước phát triển. Còn ông Hoàng Trọng Hiền, DNCH Minh Hiền (Hà Tĩnh) mong Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho DNCH giao thông phát triển.

2

Đại diện cơ quan quản lý Nhà nước trả lời câu hỏi của doanh nghiệp cứu hộ tại buổi tọa đàm (Trong ảnh: Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó cục trưởng Cục ĐKVN trả lời câu hỏi của DN xung quanh những vướng mắc về đăng kiểm xe cứu hộ) - Ảnh: Ngọc Ngà

Lắng nghe, từng bước hoàn thiện chính sách

Trước những câu hỏi về các quy định của pháp luật liên quan đến công tác cứu hộ, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Bảo Ngọc cho biết, Điều 28, Luật GTĐB năm 2008 đã có quy định về dịch vụ vận tải đường bộ trong đó có cả cứu hộ vận tải đường bộ. Bộ GTVT cũng đã có những văn bản như: Thông tư 63 về tổ chức và quản lý vận tải đường bộ quy định tại Điều 61 về dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ. Như vậy, đã có quy định của pháp luật về cứu hộ đường bộ, dù chưa cụ thể, chi tiết. “Với tư cách là cơ quan tham mưu về lĩnh vực vận tải cho Bộ GTVT, chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, đồng hành cùng các DN để tháo gỡ khó khăn, tồn tại trong những văn bản quy phạm pháp luật mà trước đây chưa phát hiện ra hoặc nay có phát sinh theo điều kiện thực tiễn”, ông Ngọc nói.

Đại diện Bộ GTVT khẳng định, luôn quan tâm, lắng nghe và đối thoại trực tiếp với DN, thông qua đó trả lời trực tiếp hoặc qua văn bản những câu hỏi, thắc mắc. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ đều lưu ý các vấn đề đó để tiếp tục hoàn thiện văn bản với mục đích giúp DN phát triển.

Còn ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho rằng, công tác cứu hộ đang phát triển mạnh, hỗ trợ phương tiện bị tai nạn, sự cố và có tác dụng lớn với xã hội. Liên quan đến hành lang pháp lý của hoạt động này, chúng tôi đang cho ý kiến xây dựng dự thảo Nghị định Cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn Quốc gia. Về góc độ cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN), cá nhân tôi cho rằng, có thể nghiên cứu để đưa hoạt động cứu hộ đường bộ vào diện ưu tiên ở mức thấp hơn xe cứu thương, nhưng phải bàn bạc với các cơ quan chức năng khác như Bộ Công an...

Về mức phí cho xe cứu hộ, ông Lăng cho biết, do chưa có quy định cụ thể nên các trạm thu phí BOT có những cách vận dụng khác nhau. Tổng cục Đường bộ VN đang có chương trình nghiên cứu sửa đổi mức thu phí theo hướng phù hợp với nhu cầu và mặt bằng xã hội, hài hòa giữa DN và các chủ đầu tư đường bộ.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá cao Báo Giao thông đã chủ động tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại này. Thời gian qua, các DNCH đã làm được nhiều việc trong công tác cứu hộ, nhưng vẫn mày mò là chính và thường hoạt động độc lập. Trong khi đó, với tốc độ phát triển giao thông hiện nay, công tác cứu hộ cần được coi trọng, đặc biệt trên đường cao tốc, do đó cần quy định rõ hơn về vấn đề cứu hộ giao thông.

Ông Thái đề nghị các cơ quan QLNN nghiên cứu để từng bước hoàn thiện văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các DN hoạt động hiệu quả hơn.

100 doanh nghiệp tham gia ngày hội cứu hộ giao thông

Chương trình do Báo Giao thông tổ chức trong hai ngày 9 và 10/7 tại khu Sơn Tinh Camp - Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội với sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp cứu hộ (DNCH) giao thông trên cả nước.

Ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng biên tập Báo Giao thông, Trưởng ban Tổ chức cho biết: Ngày hội là nơi các DNCH giao thông được giao lưu, học hỏi, cùng trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác cứu hộ. Bên cạnh đó, việc tổ chức buổi tọa đàm giữa DNCH với đại diện các cơ quan quản lý nhằm tìm tiếng nói chung để hoạt động cứu hộ giao thông đường bộ ngày càng hiệu quả hơn. Đây là lần đầu tiên Báo Giao thông tổ chức “Ngày hội các doanh nghiệp cứu hộ giao thông Việt Nam” và chương trình này sẽ được Báo Giao thông phối hợp với các DNCH để tổ chức hàng năm”.

Chiều qua, tiếp nối chuỗi hoạt động của ngày hội, các DNCH đã tham gia các bài thi cứu hộ nhằm chia sẻ kinh nghiệm và tạo sự kết nối. Trước đó, các DNCH cũng đã bầu ra Ban Vận động lâm thời gồm 7 chủ DN đại diện cho các vùng, miền của cả nước để hoàn thiện thủ tục thành lập Chi hội Cứu hộ giao thông đường bộ VN. Chi hội này trực thuộc Hội ATGT VN.

Ngọc Ngà

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.