• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nhân rộng mô hình “Nhà nước cùng dân” xóa lối đi tự mở

18/12/2018, 10:00

Một số địa phương chủ động huy động vốn, triển khai rất hiệu quả việc làm đường gom, xóa lối đi tự mở...

10

Các hộ dân khu Phố Mới (Văn Lâm, Hưng Yên) sẵn sàng đóng góp cùng địa phương làm đường gom

Doanh nghiệp bỏ 12 tỷ làm đường gom

Có mặt tại Phố Mới đường tàu (thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, Hưng Yên) trung tuần tháng 12/2018, PV Báo Giao thông ghi nhận đây là khu phố bám mặt đường QL5 nhưng bị ngăn cách bởi đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Các hộ dân chủ yếu buôn bán phế liệu nên xe cộ chở hàng qua lại nườm nượp.

Bà Trần Minh Nguyệt, chủ một hộ kinh doanh phế liệu cho biết, dù có đường gom, hàng rào ngăn cách đường gom với đường sắt, nhưng trước kia gần như nhà nào cũng trổ một lối đi riêng qua đường sắt để “tiện” vào nhà. Điều này rất nguy hiểm, đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn tàu va người. Giờ, ngành Đường sắt đã gần như rào và thu hẹp lại hết.

"Kinh phí làm dự án xây dựng đường gom, xóa lối đi tự mở khá lớn. Địa phương xác định phải chịu trách nhiệm chính, nhưng ngành đường sắt cũng nên hỗ trợ thêm. Vì phần vốn đó của đường sắt sẽ là sức ép để địa phương phải nỗ lực tìm nguồn vốn, bao gồm xã hội hóa để triển khai”.

Ông Hoàng Hải Bình
Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hưng Yên

“Hiện trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn hơn 250 lối đi tự mở. Năm 2017, tỉnh đã lập dự án làm đường gom xóa lối đi tự mở, chia làm 4 đoạn. Nếu thực hiện sẽ xóa được khoảng 100 lối đi tự mở. Tuy nhiên, số kinh phí lên đến gần 100 tỉ đồng, chúng tôi đang tìm cách xã hội hóa”.

Ông Vũ Duy Bôn
Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương

Nhưng để có lối đi ra đường bộ an toàn, ông Phùng Văn Linh, Tổ trưởng dân phố cho hay, cách đây hơn một năm, 40 hộ dân ở đây đã góp 430 triệu đồng cùng với sự hỗ trợ 220 triệu của huyện để làm 75m đấu nối từ đường gom qua mương thủy lợi sang đường bê tông do huyện Văn Lâm làm phía trước Công ty Bao bì Việt Hưng. Hiện nay, để đóng toàn bộ lối đi tự mở qua khu phố này, tỉnh đã làm dự án xây lại hàng rào, đường gom sạch đẹp, mỹ quan hơn và đề nghị dân đóng góp, chia sẻ kinh phí.

Nói cụ thể hơn về dự án, ông Hoàng Hải Bình, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hưng Yên cho biết, dự án làm khoảng 450m hàng rào, đường gom với kinh phí đầu tư dự kiến 2,8 tỉ đồng. Tỉnh đang kêu gọi các hộ dân khu phố đóng khoảng 1 tỉ đồng cho chi phí đổ bê tông. Còn lại tỉnh chịu chi phí làm nền đường và cống thoát nước. Riêng về phần hàng rào, tỉnh đang đề nghị ngành Đường sắt hỗ trợ kinh phí xây dựng, có thể tận dụng các vật tư thu hồi như ray, tà vẹt bê tông.

Trước “sáng kiến” này, bà Nguyệt và ông Linh cho rằng, 1 tỉ đồng đối với 40 hộ dân là số tiền lớn. “Rào lối đi tự mở tuy không thuận lợi cho việc làm ăn của chúng tôi nhưng lại an toàn nên chúng tôi rất ủng hộ. Tuy nhiên, số tiền lớn quá, nếu ngành Đường sắt hỗ trợ thêm kinh phí để người dân đóng góp ít đi thì chắc ai cũng ủng hộ”, bà Nguyệt nói.

Rời Phố Mới, xuôi theo QL5 PV đến xã Cổ Dũng, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Tại đây, dọc theo đường sắt đang mọc lên một khu chợ. Đáng ngạc nhiên là ngăn giữa khu chợ và đường sắt là con đường gom dài khoảng 2km cùng hàng rào ngăn đường gom - đường sắt mới tinh, sắp đưa vào sử dụng.

“Đường do DN tự bỏ tiền làm, khoảng 12 tỉ đồng”, ông Nguyễn Phúc Công, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng, Phó trưởng ban ATGT huyện Kim Thành nói và cho biết, khu chợ này do Hợp tác xã Cổ Dũng lập dự án đầu tư, đề nghị huyện cấp phép. Trước đây, dọc theo đường sắt này rất nhiều lối đi tự mở vào các hộ dân cũng như người dân đi làm nông nghiệp qua lại, đe dọa mất an toàn đường sắt. Vì lợi ích của cả DN, người dân và phát triển kinh tế địa phương, DN đã chấp thuận bỏ kinh phí. Với dự án chợ và đường gom này, đã đóng được hàng chục lối đi tự mở qua đường sắt.

11

Đoạn đường sắt qua khu phố 1, thị trấn Cẩm Giàng (Hải Dương) được Công ty CP Đường sắt Hà Hải tận dụng ray, tà vẹt bê tông thu hồi làm hàng rào, xóa lối đi tự mở, địa phương bỏ kinh phí làm bồn cây tạo cảnh quan sạch đẹp

Địa phương phải chủ động kinh phí

Ông Vũ Quang Khôi, Cục trưởng Cục Đường sắt VN cho biết, Luật Đường sắt 2017 quy định, địa phương có trách nhiệm quản lý, xóa bỏ lối đi tự mở, không để phát sinh lối đi mới. Đồng thời, theo Quy chế phối hợp đảm bảo ATGT đường sắt ký với Bộ GTVT, địa phương phải cử người cảnh giới tại những lối đi tự mở nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay, ngoài một số địa phương chủ động làm tốt, trong đó có việc xã hội hóa nguồn kinh phí, vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện rất ít so với yêu cầu. Điển hình, Lào Cai có 10 vị trí nhưng không cảnh giới được vị trí nào; Nghệ An, Yên Bái cũng tương tự...

Lý do các địa phương này đưa ra là không có kinh phí. Tuy nhiên, theo ông Hoàng Hải Bình, dù khó khăn, nhưng đã là trách nhiệm của địa phương, địa phương phải tìm mọi cách thực hiện và có lộ trình thực hiện. Ông Bình lấy ví dụ, trên địa bàn huyện Văn Lâm có nhiều điểm đen TNGT đường sắt, bao gồm cả đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo. Vì vậy, ngay từ năm 2011, huyện đã kêu gọi các cựu chiến binh tự nguyện cảnh giới trên tinh thần tự nguyện và hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.

Ông Vũ Duy Bôn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Hải Dương cho rằng, dù Hải Dương có nhiều DN dọc theo đường sắt nhưng không phải dễ huy động vốn. Trách nhiệm vẫn phải do địa phương.

Địa bàn tỉnh Hải Dương có đến 62 vị trí nguy hiểm, đến nay đã cử cảnh giới cả 62 vị trí. Trong đó, hàng năm tỉnh chi khoảng 1,5 tỉ đồng hỗ trợ người cảnh giới tại 47 vị trí, mỗi vị trí 3 triệu đồng, còn lại là DN tự cảnh giới lối ra vào DN. Xã Chí Linh cũng huy động DN cảnh giới được 2 vị trí. Có xã không tìm được người tự nguyện cảnh giới thì công an xã phải ra cảnh giới.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.