• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông An toàn giao thông

Nhận biết vạch kẻ đường và làn đường để tránh bị CSGT xử phạt oan

An toàn giao thông

Nhận biết vạch kẻ đường và làn đường để tránh bị CSGT xử phạt oan

27/04/2019, 12:50

Nhiều người tham gia giao thông chưa phân biệt được hai lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và đi sai làn đường...

Nhiều người tham gia giao thông thắc mắc về lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường và lỗi đi sai làn đường - Ảnh minh họa

Thời gian qua, nhiều bạn đọc gửi câu hỏi về Báo Giao thông phản ánh bị CSGT xử phạt lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường. Tuy nhiên, mọi người không phân biệt được sự khác nhau giữa hai lỗi này.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Điều 52 Quy chuẩn 41/2016 của Bộ GTVT về báo hiệu đường bộ quy định: Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường bao gồm các loại vạch, chữ viết, hình vẽ ở trên mặt đường xe chạy, trên thành vỉa hè, trên các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường để quy định trật tự giao thông, chỉ rõ khổ giới hạn của các công trình giao thông, chỉ hướng đi quy định của làn đường xe chạy.

Điều 53 Quy chuẩn 41/2016 phân loại vạch kẻ đường dựa vào vị trí sử dụng có 2 loại là: Vạch trên mặt bằng (mặt đường, vạch dọc đường, ngang đường…) có màu trắng dùng để quy định các phần đường khác nhau trên mặt đường bằng. Ví dụ, vạch chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau hay xác định ranh giới phần đường cấm…(trừ một số vạch có màu vàng như vạch cấm dừng và đỗ xe).

Vạch đứng kẻ trên thành vỉa hè các công trình giao thông và một số bộ phận khác của đường, kết hợp giữa vạch vàng và vạch đen hoặc vạch trắng và vạch đỏ. Ví dụ, vạch xác định các bộ phận thằng đứng của công trình giao thông như trụ cầu, cầu vượt…

Dựa vào phương pháp kẻ, vạch kẻ đường có các loại là: Vạch dọc đường là vạch kẻ dọc theo hướng xe chạy trên đường và vạch ngang đường là vạch kẻ có hướng cắt ngang đường hoặc hình thành một góc chéo với hướng xe chạy. Các loại vạch khác là các loại kí hiệu chữ hoặc hình thức khác như: vạch chỉ số hiệu đường hay vạch báo hiệu STOP.

Dựa vào chức năng, ý nghĩa sử dụng vạch kẻ đường gồm: Vạch hiệu lệnh, vạch cảnh báo, vạch chỉ dẫn, vạch giảm tốc độ và dựa vào hình dáng, kiểu, vạch kẻ đường được chia thành hai loại sau: Vạch trên mặt đường, trên thành vỉa hè hoặc ở ranh giới phân cách làn xe, gồm vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc. Ký hiệu chữ và ký hiệu hình gồm chữ cái, chữ số hoặc hình vẽ trên mặt đường.

Theo ông Lăng, nếu người tham gia giao thông không tuân thủ vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt với lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” theo quy định của Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt.

Điều 5 Nghị định 46/2016 quy định: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i Khoản 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 điều này.

Thứ hai, quy định về làn đường: Điều 3 Quy chuẩn 41/2016 quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường.

Khi trên mặt đường phân chia thành nhiều làn được phân biệt bằng vạch kẻ đường - mỗi làn chỉ cho một số loại phương tiện giao thông nhất định đi trên đó. Ví dụ: Làn dành riêng cho ô tô con, làn dành riêng cho ô tô tải, làn dành riêng cho xe máy… Điều quan trọng nhất là biển báo phân làn như các biển R.412 a,b,c,d…

Đối với biển báo làn đường, nếu người điều khiển phương tiện là xe ô tô đi vào làn đường dành cho xe mô tô, xe máy hoặc ngược lại người điều khiển xe mô tô, xe máy đi vào làn đường dành cho xe ô tô mới được xác định là lỗi “sai làn đường”, khi đó mới xử phạt lỗi sai làn đường theo Nghị định 46/2016.

Nghị định 46 quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng, đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.