• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nguy cơ tai nạn khi cầu, đường mất đèn chiếu sáng

30/11/2015, 07:26

Mất cắp thiết bị chiếu sáng không chỉ phá hoại công trình đường bộ mà còn gây nguy cơ mất ATGT ở Thái Bình.

16
Cầu Tịnh Xuyên đã bị ngưng hệ thống đèn chiếu sáng từ đêm 12/11

Cầu mới cũng tối om

Hơn một tuần nay, người tham gia giao thông trên cầu Tịnh Xuyên vào lúc trời tối đều cảm thấy khó khăn do đèn chiếu sáng trên cầu không hoạt động. Ông Nguyễn Văn Tùng, ở xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, Thái Bình cho biết, mùa đông trời tối sớm, trong khi suốt gần 3km đường dẫn và trên cầu không có đèn đường, khiến người đi đường khó quan sát, cảm thấy bất an trước nguy cơ va chạm, TNGT và mất an ninh trật tự. “Cầu mới khánh thành được 3 tháng đã tối om”, ông Tùng thắc mắc.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Quang Anh, Giám đốc Ban Quản lý dự án giao thông, Sở GTVT Thái Bình giải thích, đúng là hệ thống đèn đường cầu Tịnh Xuyên đang ngừng hoạt động do thiết bị chiếu sáng bị trộm cắp.

Sáng 27/11, tại cuộc họp giao ban công tác ATGT tháng 11, ông Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban ATGT tỉnh Thái Bình chỉ đạo, yêu cầu công an vào cuộc, điều tra sớm làm rõ và xử lý nghiêm hành vi trộm cắp, phá hoại công trình giao thông để bảo vệ công trình giao thông và đảm bảo ATGT trên địa bàn.

“Đêm 12/11, công trình cầu Tịnh Xuyên đã bị kẻ gian tháo trộm 24 nắp cửa cột; 675 m dây nguồn 4x6 mm, 900 m dây tiếp địa D10 của 24 cột điện chiếu sáng. Ngay sau khi phát hiện, đơn vị quản lý đã báo với chính quyền xã Đồng Thanh, UBND huyện Vũ Thư, huyện Hưng Hà đề nghị chỉ đạo các đơn vị chức năng điều tra, theo dõi và xử lý nghiêm hành vi trộm cắp này”, ông Quang Anh nói.

Theo ông Vũ Xuân Thành, Phó trưởng phòng Kế hoạch, tổng hợp, kỹ thuật, Sở GTVT Thái Bình, từ đầu tháng 10 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 4 vụ cắt trộm cáp điện tại nhiều tuyến đường, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn cho người tham gia giao thông.

“Cầu S1 trên ĐT463 trong thời gian thi công đã bị mất 2 lần đường cáp chính và cáp tiếp địa. Sau khi cầu được đưa vào sử dụng, ngày 3/10, kẻ gian tiếp tục tháo trộm toàn bộ đường dây cáp chính, cáp tiếp địa, phá hỏng đường cáp lên bóng và tủ điều khiển hệ thống chiếu sáng trên cầu. Cầu Trà Giang trên ĐT457 trong thời gian thi công cũng bị kẻ gian lấy trộm hệ thống dây điện chiếu sáng. Đêm 25/10, cầu Trà Linh trên QL39 đã bị kẻ gian phá hỏng 7 nắp bảo vệ cửa điện trên thân cột đèn, cắt và tháo trộm 40 m đường cáp đôi, cắt đứt cáp điện tại một số cột đèn”, ông Thành thông tin.

Hành vi có tổ chức

Theo ông Vũ Xuân Thành, từ tháng 10 đến nay, việc mất cắp thiết bị điện chiếu sáng trên cầu, đường giao thông ở Thái Bình đã làm thiệt hại khoảng gần 500 triệu đồng, làm giảm tuổi thọ của công trình, mất an toàn lưới điện, dễ gây cháy nổ và đặc biệt là gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. “Ngày 30/10, Sở GTVT đã có văn bản gửi UBND các huyện, thành phố và ngày 20/11, Sở GTVT đã báo cáo UBND tỉnh về hành vi trộm cắp, phá hoại công trình đường bộ ngày càng tái diễn với mức độ và tần suất cao hơn”, ông Thành cho biết.

Ông Phạm Ngọc Tùng, Tổng giám đốc Công ty CP Quản lý đường bộ Thái Bình nhìn nhận, hành vi trộm cắp đường dây điện chiếu sáng công trình giao thông ở Thái Bình thực hiện có quy mô, tổ chức, nhiều khả năng đối tượng phải có chuyên môn và biết rõ về sơ đồ bố trí hệ thống điện chiếu sáng trên cầu.

“Như cầu S1 trên ĐT463, ngay sau khi nhận bàn giao, công ty đã tiến hành gia cường thêm bằng cách hàn chặt nắp cửa thân trên cột đèn vào cột đèn, bịt kín các cửa hộp cáp tại đế cột bằng tường gạch xây, chèn khe BT phía trong nắp hộp nhằm bảo vệ hệ thống cáp dẫn điện trên cầu. Thế nhưng, kẻ gian vẫn phá tủ điều khiển hệ thống điện trên cầu để ngắt điện, phá dỡ kết cấu gia cố hộp cáp bằng gạch xây và lấy trộm toàn bộ hệ thống cáp. Đồng thời, phá dỡ các tấm nắp đậy trên thân cột, phá hủy, cắt đứt hệ thống cáp nối đất và cáp dẫn lên đèn”, ông Tùng dẫn chứng.

Theo ông Nguyễn Quang Anh, việc khắc phục hệ thống cáp điện bị mất cắp, phá hỏng không chỉ tốn kém mà còn mất thời gian. Như ở điểm cầu Tịnh Xuyên, đơn vị phải dỡ tất cả các điểm cột đèn, luồn lại cáp, dự kiến mất khoảng 20 ngày. Tốn kém hàng trăm triệu đồng, mà lo nhất là sau khi khắc phục vẫn có thể bị mất cắp tiếp.

Theo ông Lê Phương Huy, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh, việc mất điện chiếu sáng trên cầu rất nguy hiểm, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. “Trong lúc chờ các đơn vị khắc phục sự cố, các phương tiện nên giảm tốc độ, quan sát khi tham gia giao thông trên cầu”, ông Huy khuyến cáo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.