• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Nguy cơ mất ATGT khi thi công dự án đê bao Ngọc Lẫm

31/05/2023, 22:25

Trong quá trình thi công dự án nâng cấp tuyến đê bao Ngọc Lẫm, các phương tiện vận chuyển VLXD phải đi qua cầu yếu, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Tháng 10/2022, UBND huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hoá) phê duyệt đầu tư Dự án nâng cấp tuyến đê bao Ngọc Lẫm với tổng mức đầu tư hơn 64,9 tỷ đồng, mục tiêu của dự án là ngăn lũ cho lưu vực diện tích khoảng 300ha với gần 500 hộ dân, hơn 3.000 nhân khẩu thuộc xã Trường Giang, giúp người dân ổn định sản xuất, tăng năng suất, sản lượng cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Để qua cầu, người dân phải chờ xe chở vật liệu đi qua, sau đó mới dám lên cầu.

Dự án này có chiều dài tuyến 6,5km, thuộc nhóm C, công trình đê điều cấp V do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nông Cống làm chủ đầu tư được khởi công từ ngày 28/12/2022, dự kiến đến ngày 28/12/2024 sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã xảy ra hiện tượng nứt mặt đê do nền địa chất yếu; hai cột điện của đường dây 110 KV bị nghiêng... Đặc biệt, bụi bặm, ô nhiễm môi trường do việc vận chuyển VLXD đến công trường ảnh hưởng đến người dân sinh sống trong vùng dự án.

Những chiếc xe này "tăng bo" chở đất, không che chắn vô tư lưu thông

Anh H.V.H., người dân sinh sống gần đây cho hay, hàng ngày các phương tiện chở đất từ bên kia sông Hoàng qua cầu yếu để chở vào khu vực công trường. Nhiều xe chở có ngọn lại không che phủ bạt khiến đất rơi vãi xuống mặt đường dân sinh gây bụi bặm. Người dân khi đi qua cầu sang bên kia sông phải "xếp lốt", chờ không có ô tô mới dám qua vì cầu rất hẹp và cũ.

Bụi bay trắng đường làng từ những phương tiện phục vụ dự án

Được biết, để thực hiện thi công dự án nâng cấp tuyến đê bao Ngọc Lẫm, nhà thầu sẽ vận chuyển VLXD qua cầu Ngọc Lẫm (thuộc xã Trường Giang, huyện Nông Cống) bằng cách "tăng bo". Bởi vì cầu Ngọc Lẫm được xây dựng từ rất lâu, có diện tích bề mặt rộng khoảng hơn 2m; hệ thống lan can, thành cầu đã hư hỏng, cầu xuống cấp từ nhiều năm nay.

Phương tiện có tải trọng từ 5 tấn trở lên sẽ không đi qua được cầu do tiết diện hẹp. Để chuyển đất vào công trường, nhà thầu cho xe tải trọng lớn tập kết bên đầu cầu sông Hoàng rồi dùng xe nhỏ chở từng xe qua cầu. Do khoảng cách từ điểm trung chuyển đến công trường khoảng 2-3km nên nhiều xe không che chắn để rơi vãi đất xuống đường gây bụi bặm, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.

Cầu Ngọc Lẫm bắc qua sông Hoàng xuống cấp, việc vận chuyển vật liệu qua sông tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT

Theo lãnh đạo xã Trường Giang (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá), trong quá trình vận chuyển đất, do phải gánh chịu những xe tải trọng lớn dẫn tới việc tuyến đường dài khoảng 1,2km qua các thôn Đồng Hòa, Tân Ngọc nền đường bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà, thậm chí có những đoạn tuyến, cống rãnh thoát nước dân sinh của người dân bị sập, hư hỏng.

Dự án nâng cấp tuyến đê bao Ngọc Lẫm dài 6,5km có tổng mức đầu tư hơn 64,9 tỷ đồng

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Trần Anh Trung, cán bộ phụ trách phòng điều hành dự án (thuộc Ban QLDA Đầu tư xây dựng huyện Nông Cống) cho biết, đối với những vết nứt cục bộ, Ban đã chỉ đạo nhà thầu khắc phục xử lý xong. Liên quan đến hạ tầng đường điện, đơn vị đã phối hợp với bên điện lực triển khai các biện pháp khắc phục đảm bảo an toàn.

Theo ông Trung, tính đến thời điểm hiện tại, nhà thầu đã đắp được 1/6,5km đê. Tuy nhiên, do tuyến đường vận chuyển vật liệu nhỏ, hẹp nên nhà thầu thi công gặp khó khăn.

"Về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, chúng tôi cũng yêu cầu nhà thầu tưới nước thường xuyên trên mặt đê dự án tránh bụi. Còn về xe có dấu hiệu quá tải, mất ATGT sẽ kiểm tra và yêu cầu nhà thầu khắc phục", ông Trung cho biết thêm.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.