• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Người vượt đèn đỏ đáng nhận sự khinh bỉ

08/05/2015, 14:05

Người tham gia giao thông đang tạo nên một mớ bòng bong giao thông đô thị, đồng thời cũng là nạn nhân của nó.

61
Tại nút giao Dịch Vọng, hai người đàn ông không đội MBH ngang nhiên vượt đèn đỏ - Ảnh: Xuân Đoàn

Có người hỏi tôi, nếu muốn gỡ thì bắt đầu từ cái gì, chỗ nào?

Tôi nói, hãy bắt đầu từ việc tuân thủ nghiêm ngặt tín hiệu đèn xanh - đèn đỏ và xử lý thật nặng lỗi vượt đèn đỏ, từ người đi bộ cho đến người đi xe máy, ô tô.

Sự sống phân ra âm - dương, loài người phân ra đàn ông - đàn bà, còn quy tắc giao thông thì dựa trên đèn xanh - đèn đỏ.

Mọi sự phá vỡ các “cặp cơ bản” này khắc gây nên tình trạng rối loạn, dù đó là sự sống, loài người hay giao thông.

Giao thông Việt Nam tạo cho tôi một thói quen khó sửa. Mỗi khi đến ngã ba, ngã tư, mặc dù gặp đèn xanh, tôi vẫn nhấp phanh, giảm tốc độ.

Mang thói quen đó ra nước ngoài, tôi bị những người lái xe ô tô phía sau bấm còi phản đối. Bạn tôi giải thích: “Đi như thế là sai luật, cảnh sát họ phạt đấy! Gặp đèn xanh cần giữ nguyên tốc độ. Giảm tốc độ gây nguy hiểm, ít nhất là làm những người lái xe phía sau khó chịu vì họ không sẵn sàng cho tình huống đó”.

Ít nhiều thì tôi đã gây rối loạn giao thông ở nước ngoài với thói quen lái xe ở Việt Nam.

Nhưng ở Việt Nam mà không có thói quen đó thì tôi có thể sẽ lao thẳng vào… bệnh viện. Bởi sẽ đâm phải những người vượt đèn đỏ, hoặc bị họ đâm.

Đầu năm ngoái, tôi sang Myanmar. Điều ngạc nhiên thứ nhất là TP Yangon đã cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm rồi. Điều ngạc nhiên thứ hai là tôi không thấy bất kỳ cảnh sát giao thông nào trên phố trong cả bốn ngày ở đó, mặc dù đã để ý quan sát. Tôi thắc mắc. Bạn tôi giải thích là do thời tiết ở Myanmar nóng, cảnh sát giao thông ngồi ở trụ sở cho mát, khi nào mất điện, đèn giao thông không hoạt động thì họ mới xuất hiện để điều hành giao thông. Điều đó cho thấy ý thức tuân thủ đèn xanh - đèn đỏ ở Myanmar rất tốt. Còn ở các đô thị nước ta, vào giờ cao điểm, ở ngã ba, ngã tư nào cũng có vài ba cảnh sát vất vả điều hành giao thông, mặc dù đèn xanh - đèn đỏ vẫn hoạt động.

Cả nước có bao nhiêu ngã ba, ngã tư? Cần bao nhiêu cảnh sát giao thông cho đủ? Sự bất tuân thủ đèn xanh - đèn đỏ và nhiều quy tắc giao thông khác của người dân dẫn đến hậu quả phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp, nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận.

Khi TP Quy Nhơn (Bình Định) treo băng rôn “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học” thì dư luận ầm ầm phản đối, bảo nói như thế là xúc phạm người dân. Theo tôi, không có gì xúc phạm người vượt đèn đỏ hơn chính hành động của họ. Tuy nhiên, chính xác hơn thì tấm băng rôn kia cần phải sửa lại là “Vượt đèn đỏ là vô văn hóa”. Tôi cho rằng những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc.

Họ làm rối loạn giao thông, gây nguy hiểm cho người khác và chính họ. Một phần cũng vì họ mà tốc độ ô tô trong các thành phố nước ta bị giới hạn phổ biến ở mức 50 km/h, so với mức 100 km/h trên các đường phố Singapore.

Mấy năm trước, dù đường vắng, anh họ của tôi đi xe máy, nghiêm túc dừng xe trước đèn đỏ và gãy chân do bị kẻ vượt đèn đỏ đâm từ phía sau. Anh ấy chắc chắn không phải là người duy nhất phải trả giá cho sự bất tuân thủ quy tắc của những kẻ vô văn hóa khác.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.