• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Người thương binh với “đam mê” làm đẹp đường quê

18/04/2021, 20:33

Người thương binh cụt một cánh tay khiến nhiều người cảm phục khi luôn tích góp những số tiền nhỏ để vá đường, giúp đỡ người nghèo.

Hàng hoa kiểng dọc hai bên tuyến lộ giao thông nông thôn thuộc ấp Long Đức do ông Thoại trồng

Không chỉ vá đường, ông còn bỏ tiền túi ra để trồng hoa kiểng dọc hai bên đường với mục đích làm đẹp thôn quê.

Bỏ tiền túi vá đường

Ông Danh Văn Thoại (58 tuổi, là người dân tộc Khmer, hiện trú ở ấp Long Đức, thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo.

Tháng 3/1984 ông Thoại tình nguyện lên đường nhập ngũ và tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Trong một trận chiến đấu, ông bị thương nặng và phải cắt bỏ cánh tay trái. Đến tháng 5/1985, ông được cho xuất ngũ với tỷ lệ thương tật 61%, xếp thương binh loại A, hạng 2/4.

Sau 8 năm trở về quê tăng gia sản xuất, ông Thoại gặp được bà Lê Xuân Hương (giáo viên tiểu học), rồi cả hai nên nghĩa vợ chồng. Kể từ đó, hai người dắt nhau về ấp Long Đức, thị trấn Phước Long sinh sống, ông Thoại trồng cây ăn trái, nuôi heo, còn bà Hương tiếp tục dạy học.

Bà Hương nhớ lại: “Khi hai người quen nhau, gia đình chồng tôi rất nghèo. Ngày đám cưới chồng tôi không có cái áo sơ mi “coi được” để mặc rước dâu”.

Dù nghèo khó, nhưng vợ chồng ông Thoại, bà Hương chưa khi nào nản chí, cùng đồng lòng vượt qua nhiều khó khăn. Lần lượt hai đứa con của vợ chồng ông Thoại ra đời là Danh Kim Linh (SN 1995, hiện là bác sĩ công tác tại Trung tâm Y tế huyện Phước Long, đang ở cùng vợ chồng ông Thoại) và Danh Hữu Tâm (SN 1996, hiện là kỹ sư máy móc và thiết bị y tế) đã lập gia đình, đang sinh sống và làm việc tại TP HCM.

“Cơ duyên” đưa ông Thoại làm cái việc mà nhiều người vẫn gọi là “việc bao đồng” - vá đường là vào năm 2014, khi thấy các em học sinh trong ấp đi học bị sụp ổ gà, mình mẩy trầy xước, lấm lem bùn đất. Từ đó, ông Thoại đã trích khoảng 200.000 đồng/ tháng từ lương thương binh của mình (khoảng hơn 1 triệu đồng/tháng) để mua vật liệu xây dựng vá đường, mua hoa kiểng trồng cho bà con. Việc làm này vẫn được ông Thoại duy trì cho đến bây giờ.

“Khi đi vá đường, tôi nhờ một người thanh niên trong xóm chở đi mua vật liệu xây dựng về trộn sẵn, rồi hai người khiêng lên xe máy chở đi đến chỗ nào có ổ gà, ổ voi thì vá lại”, ông Thoại chia sẻ.

Những người trong xóm, hễ ai kêu chặt cỏ, trồng hoa kiểng, vá đường… ông Thoại đều sẵn sàng làm mà không nghĩ ngợi gì. Thậm chí, ai nghèo quá ông còn lấy gạo của gia đình để giúp đỡ họ. “Chồng tôi có tính hay thương người nghèo và làm việc bao đồng. Chồng tôi bảo, mình cũng từng rất nghèo khó, nên giờ giúp ai được gì là giúp”, bà Hương kể.

“Làm việc tốt, có bao nhiêu làm bấy nhiêu”

Ông Thoại bên những chậu hoa được ông ươm để “làm việc bao đồng”, góp phần làm đẹp đường quê

Ghi nhận những việc làm ý nghĩa của ông Thoại, chính quyền địa phương đã cử ông làm Chi hội trưởng Chi hội Cựu Chiến binh ấp Long Đức và là Chủ tịch Câu lạc bộ Người khuyết tật thị trấn Phước Long.

Theo thống kê, những năm qua ông Thoại đã đứng ra vận động người dân làm nhiều việc ý nghĩa như: Xây dựng tuyến lộ giao thông nông thôn dài hơn 1,5km, chiều ngang 2m; trồng hoa kiểng tuyến đường dài 2km; phát hoang hai bên đường; xây dựng 60 hố xử lý rác gia đình…

Bên cạnh đó, cứ mỗi dịp lễ, Tết, ông Thoại còn vận động mạnh thường quân tặng hàng chục suất quà cho người nghèo trên địa bàn; vận động, hỗ trợ vốn cho những người có hoàn cảnh khó khăn làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.

Ông Thoại bộc bạch: “Bây giờ, ai kêu trồng cây kiểng thì tôi trồng dùm chứ không lấy tiền của bất cứ ai, hoặc có ai cho biết chỗ nào có ổ gà là tôi cùng với một thanh niên gần nhà mua vật liệu xây dựng mang đến đó vá lại”.

Dù có nhiều người ngỏ ý muốn gửi tiền hỗ trợ để ông Thoại có thêm kinh phí làm việc ý nghĩa, nhưng ông nhất quyết không nhận. Bởi, theo ông làm việc tốt là có bao nhiêu làm bấy nhiêu và đơn giản là “người ta đang cần mình”.

Ông Trần Văn Triều, Chủ tịch UBND thị trấn Phước Long cho biết, ông Thoại là một gương điển hình tiêu biểu vừa được Tỉnh ủy Bạc Liêu tuyên dương. Tại địa phương, ông là một cựu chiến binh gương mẫu, được người dân tin tưởng, tín nhiệm.
Với những cống hiến, việc làm đầy ý nghĩa, ông Thoại đã nhận được rất nhiều bằng khen, giấy khen của các cơ quan ban, ngành trong tỉnh.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.