• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Người khuyết tật sẽ được đào tạo lái xe

08/06/2017, 07:58

Hà Nội sẽ thí điểm đào tạo và cấp bằng lái xe cho người khuyết tật, nhưng không làm tràn lan.

nguoi-khuyet-tat

Ảnh minh họa

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, Hà Nội sẽ thí điểm đào tạo và cấp bằng lái xe cho người khuyết tật, nhưng không làm tràn lan. Có thể cho phép từ 2 - 3 cơ sở được phép đào tạo để có điều kiện tập trung đầu tư hơn.

Lúc nào cũng sợ phạm luật

Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều người khuyết tật đang sử dụng những chiếc xe máy được hoán cải thành xe ba bánh để tham gia giao thông. Đương nhiên, họ đều không có bằng lái và chưa hề được đào tạo ở bất cứ trường lớp đào tạo lái xe nào do không đủ tiêu chuẩn sức khỏe. Nhưng do nhu cầu thực tế cuộc sống, họ vẫn phải sử dụng những phương tiện này và vô hình trung vi phạm luật giao thông.

Trao đổi với Báo Giao thông, một lãnh đạo Trường Cao đẳng GTVT TW1 cho biết, điều kiện cơ sở vật chất, sân bãi của nhà trường hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo lái xe cho người khuyết tật. Tuy nhiên, cần có một bộ quy chuẩn giáo trình, sân bãi, phương tiện đào tạo riêng. Đối với đào tạo lái xe máy có thể đáp ứng được phương tiện, nhưng đối với xe ô tô rất khó.

Ông Nguyễn Hoàng Vinh, người bị teo chân bên trái, đã sử dụng xe máy lâu năm ở Hà Đông, Hà Nội cho hay, nhiều năm nay điều khiển xe máy ba bánh nhưng ông chưa hề gây ra va chạm giao thông. Cũng có lần đi hỏi để thi lấy bằng lái xe nhưng không nơi nào chấp nhận vì bị teo chân trái. “Thực tế, tôi sử dụng xe tay ga ba bánh hoán cải, nên không cần phải sử dụng đến cần số, chỉ sử dụng ga và phanh tay nên hoàn toàn có thể điều khiển được xe máy bình thường. Khi đi xe máy trên đường mà không có bằng lái tôi cũng lo lắm, nhưng nhu cầu công việc vẫn phải đi lại”, ông Vinh nói.

Trao đổi với Báo Giao thông, bà Hoàng Thị Khanh, Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Ứng Hòa, Hà Nội cho biết, có rất nhiều hội viên đang sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại kiếm sống. Nhiều người sử dụng xe máy ba bánh hoán cải, nhưng cũng có nhiều người đã được lắp chân giả nên có thể điều khiển được xe hai bánh thông thường. Tuy nhiên, tất cả họ đều không có bằng lái xe máy và khi tham gia giao thông rất lo sợ. “Nhiều hội viên của tôi khi điều khiển xe máy bị CSGT tuýt còi phạt, thậm chí bị thu giữ phương tiện chỉ vì không có bằng lái. Đây là thiệt thòi rất lớn của những người khuyết tật. Họ vẫn có nhu cầu dùng xe máy để mưu sinh, dù có bị khuyết tật chân hoặc tay nhưng vẫn có thể điều khiển được phương tiện”, bà Khanh nói và bày tỏ mong muốn nên có chính sách đào tạo, cấp bằng lái xe cho người khuyết tật để họ an tâm hơn khi tham gia giao thông.

Cần thiết cấp GPLX cho người khuyết tật

Tại hội nghị mới đây của Sở GTVT Hà Nội về đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe, nhiều ý kiến từ các Trung tâm Đào tạo lái xe, Sở GTVT Hà Nội, Tổng cục Đường bộ VN cũng cho rằng, cần tổ chức đào tạo, cấp bằng lái xe cho người khuyết tật.

Theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, đào tạo, cấp bằng lái cho người khuyết tật cũng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế tham gia giao thông của họ. Bà Hiền đề nghị Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái của Tổng cục có đề xuất với Bộ Y tế trong thông tư liên tịch sửa đổi về điều kiện sức khỏe được phép lái xe của người khuyết tật; làm việc với Cục Đăng kiểm về quy chuẩn đối với phương tiện cho người khuyết tật.

Đại tá Lê Quang Bốn, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe - Đại học PCCC cho biết: “Trung tâm chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo lái xe cho người khuyết tật. Tuy nhiên, nên có hướng dẫn cụ thể, nên đào tạo như thế nào, phương tiện ra sao để phù hợp với từng trường hợp khuyết tật”.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.