• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nghiên cứu sửa quy định về biển báo giao thông

08/08/2018, 05:55

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, khắc phục ngay những bất cập.

1

CSGT Bắc Giang xử lý vi phạm tốc độ qua khu vực đông dân cư  - Ảnh: Thiên Tuấn

Chỉ đạo tại cuộc họp xem xét điều chỉnh những tồn tại, bất cập của Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ và Thông tư 91/2015 về tốc độ xe cơ giới đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị liên quan nghiên cứu, khắc phục ngay những bất cập về biển báo hiệu đường bộ và tốc độ được quy định tại quy chuẩn và thông tư trên để phù hợp với thực tiễn.

Rút đơn Khiếu nại sau khi được giải thích lỗi vi phạm

Mới đây, Báo Giao thông nhận được đơn khiếu nại của tài xế Lý Trung Kiên (SN 1996, trú tại thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) phản ánh, khoảng 10h30 ngày 22/6, tại Km 17+300 QL2, anh Kiên điều khiển môtô BKS 22F1-245.66 được Tổ CSGT Vĩnh Phúc dừng xe, thông báo lỗi “Điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định (70/60km/h)”. Anh Kiên khiếu nại lỗi vi phạm trên và cho rằng, biển báo tốc độ trên QL2 không theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT (Quy chuẩn 41) khi cắm ở bên phải làn đường mà không treo trên giá long môn.

Trung tá Bùi Thị Thúy, Đội trưởng Đội Tham mưu tổng hợp, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sau khi nhận được đơn khiếu nại của tài xế Kiên, đơn vị đã mời anh lên làm việc. Sau khi được giải thích lỗi vi phạm, tài xế Kiên đã rút đơn khiếu nại.

Tại cuộc họp xem xét điều chỉnh những tồn tại, bất cập của Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ và Thông tư 91/2015 về tốc độ xe cơ giới đường bộ, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo các đơn vị tổng hợp, rà soát các nội dung còn ý kiến khác nhau, nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh lại các quy định của Quy chuẩn 41và Thông tư 91. Việc điều chỉnh, bổ sung này phải hoàn thành trong năm 2018. Nếu có bất cập, phải sửa ngay, không chờ đợi đến khi dư luận phản ánh mới sửa. 

Từ đầu năm đến nay, Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Vĩnh Phúc đã nhận 11 đơn khiếu nại của người vi phạm giao thông. Hiện, 1 trường hợp đã rút đơn, 8 trường hợp đã giải quyết xong và 2 trường hợp đang xác minh, làm rõ.

“Hầu hết các trường hợp khiếu nại đều vi phạm lỗi điều khiển phương tiện đi sai làn đường, chạy quá tốc độ, chuyển hướng không bật tín hiệu xin chuyển hướng và lấy lý do biển báo giao thông sai Quy chuẩn 41. Để giải quyết khiếu nại, Phòng phải cử cán bộ về nơi cư trú của người viết đơn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh danh tính tài xế, gặp trực tiếp mời lên làm việc. Nhiều trường hợp, lái xe ghi sai địa chỉ, cố tình không tới làm việc”, Trung tá Thúy nói.

Điển hình, tài xế Trần Hồng Sơn (SN 1994, theo đơn khiếu nại ghi trú tại phường Kim Giang, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) bị lập biên bản phạt lỗi đi sai làn đường nhưng không công nhận vì cho rằng, biển báo phân làn cắm bên phải đường là sai Quy chuẩn 41/2016. Phòng CSGT Vĩnh Phúc đi xác minh đơn khiếu nại này tại phường Kim Giang nhưng địa phương xác nhận không có công dân nào tên Trần Hồng Sơn trú trên địa bàn. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị xác định được địa chỉ thật của lái xe Sơn ở Phú Thọ. Tuy nhiên, dù nhiều lần mời, nhưng anh Sơn không tới cơ quan chức năng làm việc, mà gửi đơn khiếu nại ra tòa. Sau khi tòa án thụ lý, có thông báo mời lên làm việc nhưng Sơn vẫn không đến cho tới khi hết thời hạn giải quyết vụ việc.

2
Việc xử lý vi phạm tốc độ qua khu vực đông dân cư dễ gây tranh cãi vì chưa có quy định cụ thể khoảng cách quãng đường giữa hai biển báo khu vực đông dân cư và hết khu vực đông dân cư - Ảnh: Tạ Tôn

Đến cuối năm nay phải khắc phục hết các bất cập

Trung tá Đinh Thị Thu Hằng, Phó phòng CSGT (Công an tỉnh Hòa Bình) kể, đơn vị đã phải “hầu tòa” khi tài xế Phạm Đức Vinh (41 tuổi) kiện vì CSGT Hòa Bình xử phạt sai lỗi tốc độ khi không thấy biển nhắc lại “khu đông dân cư”. Thời điểm bị xử phạt, anh Vinh chạy xe tốc độ 76km/h (tốc độ cho phép 50km/h) tại Km 40+500, QL6 vẫn thuộc khu vực đông dân cư (vượt qua biển báo R420 và chưa đến biển báo R421).

“Cặp biển báo khu vực đông dân cư (R420) và hết khu vực đông dân cư (R421) thường đi liền với nhau. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về khoảng cách quãng đường giữa hai biển báo này. Điều 38.3 trong Quy chuẩn 41/2016 có quy định về việc nhắc lại biển báo tại các nơi đường giao nhau, nhưng việc cắm biển báo này do Tổng cục Đường bộ VN thực hiện dựa trên tình hình thực tế. Lộ trình thực hiện được quy định tại Điều 89.2 Quy chuẩn 41 và trong quá trình thực hiện lộ trình, vẫn phải áp dụng xử lý như bình thường”, Trung tá Hằng phân tích.

“Phía Tổng cục Đường bộ VN nên làm rõ hơn những từ ngữ trong Quy chuẩn 41 để tránh bị hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu mập mờ. Ví dụ, từ “đoạn đường dài”, vậy dài là bao nhiêu để có thể cắm biển nhắc lại. Như trên địa bàn Hòa Bình, những quãng đường chỉ 3-4km thì không nhất thiết phải cắm lại biển vì đã có cặp biển báo R420 và R421”, Trung tá Hằng đề xuất.

Đại tá Nguyễn Văn Chức, Phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cũng cho biết, có một số bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn có liên quan đến Quy chuẩn 41. Theo đó, trên tuyến QL1 cần phải cắm biển Biển số R420 tại Km 105+500 cả hai chiều đường theo hướng Lạng Sơn đi Hà Nội và chiều ngược lại thuộc địa phận thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang. Lý do vì đây là ngã tư giao cắt giữa QL1 với ĐT295, cắm biển nhắc lại R420 để các phương tiện di chuyển từ ĐT295 ra QL1 chủ động đi đúng tốc độ quy định trong khu vực đông dân cư.

Hoặc trên tuyến QL1 qua Bắc Giang hiện đặt biển hiệu lệnh “Biển gộp làn đường theo phương tiện”, theo Quy chuẩn 41 quy định “Khi sử dụng biển này phải kết hợp với vạch sơn phân chia làn đường phù hợp và thống nhất”, nhưng trên tuyến đang sử dụng “Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét” là chưa phù hợp, không thống nhất giữa vạch kẻ đường với biển báo hiệu. Từ Km 107 - Km108 là đoạn đường cong đã đặt biển cấm vượt nhưng thực tế lại sử dụng vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét cho phép các phương tiện được chuyển làn, dễ gây TNGT

Tại Hải Phòng, hệ thống biển báo trên QL5 đoạn đi qua thành phố sai với Quy chuẩn 41 rất phổ biến, như hệ thống biển báo hiệu được gắn ở thành các cây cầu vượt như: Quán Toan, Quán Nam, chợ Hàng, Đông Hải… (Quy chuẩn 41 quy định phải gắn ở giá long môn). Tại các tuyến đường này, biển báo phân chia làn đường vẫn dùng biển R403 là biển làn đường dành cho ô tô chứ không phải biển làn đường dành riêng cho xe ô tô, hơn nữa biển này không đúng quy chuẩn, vạch kẻ đường cũng không phải vạch 2.3. Vì vậy, tại các tuyến đường huyết mạch như: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn xảy ra tình trạng bát nháo, xe container, xe khách tràn sang làn đường dành cho xe mô tô, xe thô sơ mà CSGT không thể xử lý với lỗi đi sai làn đường được.

Ông Hoàng Triệu Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng cho biết: Chúng tôi kiến nghị Tổng cục Đường bộ VN điều chỉnh hệ thống biển báo, vạch sơn kẻ đường thống nhất trên toàn tuyến QL5 theo Quy chuẩn 41. Hệ thống biển báo không thống nhất theo Quy chuẩn 41 là một tác nhân gây nên nhiều vụ TNGT trên tuyến đồng thời khiến công tác tuyên truyền, xử lý vi phạm của lực lượng chức năng gặp rất nhiều khó khăn.

Đại diện Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, Bộ Công an cho biết, những vướng mắc phổ biến mà lực lượng CSGT đang gặp phải trong quá trình thực hiện Quy chuẩn 41 là tại mục 10.3.2, Điều 10 Quy chuẩn 41 quy định ý nghĩa của tín hiệu đèn vàng “Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Vạch dừng xe”. Nếu không có vạch sơn “Vạch dừng xe”, thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn “Vạch dừng xe”, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau”. Tuy nhiên, tại Mục c, Điểm 3, Điều 10 Luật GTĐB 2008 quy định “Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì phải được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.

“Thực tế hiện nay, trên một số tuyến phố, tuyến đường tình trạng “Vạch dừng xe” bị mờ, chưa được kẻ lại, gây khó khăn cho người tham gia giao thông và lực lượng chức năng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT”, đại diện Cục CSGT chia sẻ.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Tổng cục Đường bộ VN đang tiếp thu ý kiến đóng góp, đồng thời rà soát những bất cập trong Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ theo đúng lộ trình mà Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo đến cuối năm nay phải khắc phục hết các bất cập trong quy chuẩn. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.