• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Nghệ An: Tai nạn gia tăng ở lứa tuổi học đường

14/04/2021, 16:27

Dù TNGT ở Nghệ An liên tục giảm ở cả 3 tiêu chí, nhưng từ đầu năm đến nay số người chết vì TNGT ở lứa tuổi thanh thiếu niên lại tăng đột biến.

Hình ảnh học sinh, sinh viên tụ tập rồi đua xe, bốc đầu vi phạm luật giao thông được chính các em học sinh dàn dựng đưa lên sân khấu để tuyên truyền.

Ngày 14/4, Ban ATGT tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở GD&ĐT, Công an tỉnh mở đợt tuyên truyền cho gần 1.500 em học sinh, sinh viên Trường Chuyên ĐH Vinh và Trường ĐH Vinh. Chương trình với mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông, văn hóa tham gia giao thông cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các cấp học thuộc Trường Đại học Vinh.

Ông Trần Lê Thắng - Đại diện Văn phòng Ban ATGT tỉnh Nghệ An cho biết: Trong những năm gần đây, tình hình TNGT trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. TNGT liên tục giảm qua các năm ở cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, qua theo dõi tình hình trật tự ATGT trên địa bàn vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Các trường hợp vi phạm giao thông ở các lỗi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn như: Chạy quá tốc độ, đi sai phần đường làn đường, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy... còn diễn ra phổ biến.

Một nhóm bạn trẻ thích "sống ảo" thấy người bị TNGT nằm trên đường không cứu giúp lại livestream trên facebook.

“Thống kê TNGT cho thấy, trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra 262 vụ tai nạn làm 143 người chết, 186 người bị thương, trong đó tai nạn ở lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh là 13 vụ, làm 5 em tử vong, 13 em bị thương.

Riêng trong Quý I/2021, toàn tỉnh xảy ra 44 vụ, làm 31 người chết, 30 người bị thương, thì có 8 vụ TNGT liên quan đến học sinh, sinh viên, làm 7 em tử vong, 7 em phải chịu thương tật suốt đời.

Đây là con số đáng báo động, báo hiệu nguy cơ TNGT ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh sinh viên đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

Trước tình hình này, Ban ATGT tỉnh đã có chỉ đạo các sở ngành, lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền và phòng ngừa TNGT.

Trong đó tập trung vào việc đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông, văn hóa tham gia giao thông cho các em”, ông Thắng đặt vấn đề.

Đông đảo các em học sinh, sinh viên tham gia buổi tuyên truyền

Theo ban tổ chức, chương trình lần này là hoạt động có quy mô lớn, thu hút đông đảo các em học sinh, sinh viên tham gia. Đây sẽ là dịp để các em cùng với nhà trường và lực lượng chức năng cùng trao đổi kiến thức, giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn. Từ đó, từng bước thay đổi ý thức, nhận thức của các em học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện.

Thầy Lê Công Đức - Giám đốc Trung tâm dịch vụ hỗ trợ học sinh sinh viên và quan hệ doanh nghiệp (ĐH Vinh) nhấn mạnh: Chương trình là diễn đàn thiết thực, được đông đảo các bạn trẻ quan tâm. bởi đa phần các em chưa được học Luật GTĐB, chưa có GPLX nhưng hàng ngày vẫn tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện.

“Hiện toàn trường Đại học Vinh có gần 40.000 học sinh, sinh viên các cấp, các loại hình đào tạo. Mặc dù trường liên tục tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục về ATGT nhưng để tất cả các học sinh tham gia là rất khó. Trường luôn cố gắng để mỗi học sinh được tham gia nhiều lần nhất”, thầy Đức nói.

Theo Ban tổ chức việc để các em tự tuyên truyền cho nhau theo gợi ý, các quy định của luật là cách đổi mới hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao.

Tại chương trình lần này Ban ATGT tỉnh Nghệ An tổ chức làm 3 buổi trong các ngày từ 14 - 27/4 để các em học sinh sinh viên có điều kiện tham gia được đầy đủ nhất. Đặc biệt, chương trình thay đổi khá nhiều về phương thức tuyên truyền. Ở đây sẽ không còn việc các cô chú CSGT, các cán bộ Ban tuyên truyền theo kiểu thuyết giảng một chiều mà Ban tổ chức sẽ gợi ý nội dung để các em tự tìm hiểu rồi hiện thực hóa ý tưởng tuyên truyền thông qua các tiểu phẩm, các tiết mục văn nghệ, qua các phần giao lưu học hỏi và thi xử lý tình huống trên phương tiện mô phỏng.

Bằng cách làm này, từ các đội diễn cho đến các học sinh, sinh viên bên dưới đều tham gia rất hăng say. Có tiểu phẩm đặc biệt gây ấn tượng như: “Sự hối hận muộn màng” - của các em sinh viên khoa Luật, nói về chàng sinh viên ngỗ ngược, thích đàn đúm với bạn bè nơi quán bar, vũ trường, rồi tham gia đua xe. Nào ngờ, nhóm đua xe lại gây tai nạn cho chính bố của chàng sinh viên ấy.

Hay như phần video tuyên truyền, là những hình ảnh quay cảnh chính các học sinh sinh viên trong trường đi trên đường vi phạm giao thông. Khi nhìn thấy mình và bạn mình trên đó các em đều tỏ ra vô cùng ngượng vì bị cả hội trường ồ lên chế giễu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.