• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nghệ An: Biến quốc lộ thành nơi họp chợ, tập kết rác

06/10/2020, 15:04

Người tham gia giao thông trên đoạn QL46 từ Vinh đi Cửa Lò luôn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua khu vực chợ Nghi Ân...

Người dân họp chợ tràn cả ra QL46 ở đoạn qua chợ Nghi Ân

Nhiều năm nay, người tham gia giao thông trên đoạn QL46 từ Vinh đi Cửa Lò luôn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua khu vực chợ Nghi Ân (xã Nghi Ân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) trước cảnh người dân tràn ra đường bày bán hàng và họp chợ.

Đã có tai nạn chết người

Theo ghi nhận của PV, toàn bộ đoạn đường phía bên chợ dài khoảng 300m bị các ki-ốt, quầy hàng, hàng rong lấn chiếm. Các hộ không chỉ lấn chiếm vỉa hè mà còn tràn ra mặt đường chiếm toàn bộ làn đường dành cho xe máy, xe thô sơ để bày bán hàng.

Người mua hàng thì dựng xe máy bên ngoài, chiếm luôn một nửa làn đường của xe cơ giới, buộc các xe di chuyển theo hướng từ Vinh đi Cửa Lò phải lấn sang làn đường bên cạnh. Người mua kẻ bán nhốn nháo, chốc chốc lại có người đi xe đạp, xe máy cắt ngang đường khiến nhiều tài xế xe tải phải phanh cháy đường, bóp còi inh ỏi.

Bà Nguyễn Thị Mai, một người bán rau sát mép đường cho biết: “Tôi cũng không muốn ngồi đây. Vừa bụi, vừa sợ xe, nhưng phía trong chợ hết chỗ ngồi rồi. Mình vào chen là bị nhà khác đuổi ngay”. Còn chị Nguyễn Thị Bích, một người vừa để xe máy giữa lòng đường đi vào bên trong chợ phân bua: “Bên trong chợ rất chật, không cho đi xe vào. Chợ cũng không có bãi giữ xe nên chúng tôi không để xe ở đây thì để đâu?”

Ông Chu Ngọc Mai, Chủ tịch xã Nghi Ân thừa nhận: “Vấn đề chợ Nghi Ân diễn ra rất lâu khiến chúng tôi hết sức đau đầu. Tai nạn thì cũng đã xảy ra nhiều, nhưng chủ yếu là va quệt xe máy tự giải quyết, còn tai nạn giữa xe tải với xe máy, người đi chợ gây chết người thì cũng có rồi”.

Trong khi đó, trên tuyến QL46C (đường ven sông Lam nối từ Vinh đi Thanh Chương), đoạn qua xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, từ nhiều năm nay tồn tại hàng loạt các điểm tập kết rác trên đường.

Đáng nói các điểm này chỉ cách nhau vài trăm mét và nằm gần với trụ sở UBND xã. Những bao rác để lâu ngày bốc mùi hôi thối nồng nặc, gây mất vệ sinh môi trường, gây nguy hiểm cho các phương tiện, nhất là vào buổi tối.

Ấy vậy nhưng khi được hỏi, ông Phan Hữu Đạo, Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi chỉ thản nhiên nói: “Rác từ các xóm phía trong đưa ra đây tấp đống, rồi cứ 10 ngày 1 lần bên công ty môi trường họ tới đưa đi. Tôi cũng điện nhắc họ nhiều lần rồi nhưng không hiểu sao đợt này chưa thấy dọn”.

Chính quyền ngó lơ?

Đống rác khổng lồ trên QL46C ngay trước lối vào UBND xã Hưng Lợi đã tồn tại nhiều năm

Theo thống kê từ Chi cục QLĐB II.2 (Nghệ An), trên 6 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn, có 20 điểm tập kết rác, họp chợ lấn lòng đường quốc lộ; 81 vị trí tập kết rác, xả rác trên lòng, lề đường và hai đầu mố cầu, lòng cầu và 8 vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng phơi rơm, rạ, thóc, lúa trên lòng, lề đường, gây mất trật tự ATGT.

Ông Nguyễn Việt Phương, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB II.2 cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, năm nào Chi cục cũng làm văn bản đề nghị chấn chỉnh nhưng dường như các địa phương đều đứng ngoài cuộc.

Đơn cử như ở chợ Nghi Ân, Chi cục đã cho cắm biển cấm họp chợ, cấm dừng đỗ, thậm chí cho chôn cọc, chăng xích ngăn không cho họ lấn ra đường. Dù vậy, người dân vẫn bất chấp trong khi công an, chính quyền địa phương không có động thái gì.

Lý giải về việc này, ông Chu Ngọc Mai, Chủ tịch UBND xã Nghi Ân cho rằng, xã cũng thường xuyên tuyên truyền nhắc nhở nhưng số người tràn ra bán quá đông nên việc đẩy đuổi không xuể. Để giải quyết được vấn đề, cốt yếu vẫn là làm lại chợ. Cách đây 4 năm, thành phố đã quy hoạch khu chợ 6.000m2 nhưng đến nay vẫn chưa đâu vào đâu.

“Ngày 22/9 vừa rồi, khi xuống đối thoại với nhân dân, lãnh đạo thành phố hứa sẽ xem xét và tìm cách tháo gỡ sớm. Trước mắt, để đảm bảo an toàn, chúng tôi dự định sẽ cho giải tỏa dãy ki-ốt sát chợ trên hành lang ATGT”, ông Mai cho biết.

Còn ông Đặng Bá Dương, Giám đốc Công ty CP Môi trường Cây xanh và Xây dựng Hưng Nguyên (đơn vị được ký hợp đồng thu gom rác ở xã Hưng Lợi) thẳng thắn nói: “Cứ 3 lần/tháng, chúng tôi cho thu gom và mỗi lần như vậy đều cho vận chuyển đi luôn. Số rác kia là do người dân tự đưa ra tấp đống, đến kỳ chúng tôi mới dọn”.

Khi PV đề cập đến việc tập kết rác trên đường làm cản trở giao thông, vi phạm luật, ông Dương nói: “Tôi cũng muốn có bãi tập kết lắm chứ, không muốn đưa ra quốc lộ đâu. Nếu bị xử phạt thì chúng tôi nghỉ không làm nữa”(!)

Sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Theo ông Trần Lê Thắng, Phó phụ trách VP Ban ATGT tỉnh Nghệ An, việc giải tỏa hành lang ATGT, xử lý họp chợ, tập kết rác trên đường đã được tỉnh lồng ghép triển khai từ năm 2016 theo kế hoạch 136 của UBND tỉnh và Nghị quyết 56 của HĐND tỉnh. Mới đây, Ban cũng tham mưu cho UBND tỉnh ra văn bản chỉ đạo các địa phương xử lý rốt ráo vấn đề này, thế nhưng trên thực tế một số nơi vẫn còn để tồn tại như: Diễn Châu, Hưng Nguyên, Nam Đàn... Sắp tới Ban sẽ tham mưu cho tỉnh thành lập đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo ATGT, nếu địa phương nào không thực hiện, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng sẽ tham mưu cho tỉnh xử lý trách nhiệm người đứng đầu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.