• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Ngày làm việc cuối của người CSGT ưu tú

03/11/2014, 15:41

Đó là Thượng tá Lê Đức Đoàn, Đội CSGT số 1 (thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội)

Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội tặng hoa Thượng tá Đoàn trong buổi làm việc cuối cùng
Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội và các đồng nghiệp tặng hoa Thượng tá Đoàn trong buổi làm việc cuối cùng

Trong buổi làm việc cuối cùng của mình cuối tuần qua, chia sẻ một số kỉ niệm với PV Báo Giao thông, Thượng tá Lê Đức Đoàn cho biết: “Gần 20 năm, tôi được phân công đảm bảo giao thông chốt phía Nam cầu Chương Dương. Đây là một chốt giao thông rất phức tạp, nhạy cảm, cũng là tuyến cầu huyết mạch nối giữa ngoại thành và các tỉnh giáp về nội thành Hà Nội. Đặc biệt, vào giờ cao điểm tại đây có rất đông phương tiện lưu thông, nếu không có kinh nghiệm chỉ huy phân luồng điều tiết phương tiện, sẽ ùn tắc ngay”.

Cầu Chương Dương cũng là nơi một số người có hoàn cảnh riêng tư, bế tắc, ức chế không thể giải tỏa được, tìm đến để quên đi cuộc sống... Làm nhiệm vụ ở đây, trong những năm qua, Thượng tá Lê Đức Đoàn đã cứu giúp được hơn 40 người có ý định dại dột. Vì vậy, mọi người thường gọi tôi là “anh hùng trên cầu Chương Dương”.

Thượng tá Đoàn kể, ấn tượng nhất là trường hợp một cô gái trẻ rất xinh quê ở Nam Định. Cố ấy hiện lấy chồng ở quận Long Biên (Hà Nội), không biết sao khi xây dựng gia đình, hai vợ chồng có khúc mắc, cô ấy không thể giải tỏa... Hôm đó, buổi chiều mùa đông rét mướt năm 2012, cô ấy lên cầu Chương Dương rồi định nhảy xuống sông tự tử. Ngay khi nhận được tin báo của người dân, tôi vội vàng nhảy lên xe buýt rồi chạy bộ thật nhanh ra nơi cô gái đang đứng. Đúng lúc cô gái buông tay thì tôi kịp với ra và nắm được tay cô ấy.

“Bình tĩnh kéo cô ấy lên, cô gái ấy như bừng tỉnh, ôm chặt lấy tôi khóc nức nở. Tôi cảm nhận được đó là tình cảm giống như tình thân ruột thịt, như của người cha đối với người con, như tình cảm gia đình chứ không phải của một người cần cứu giúp. Bây giờ, cô ấy có hai đứa con rồi, thi thoảng qua đây, hai đứa trẻ vẫn líu lo: “Cháu chào ông Đoàn, hôm nào cháu sang nhà thăm ông nhé!” Cảm động vô cùng- Thượng tá Đoàn nói.

Năm 2012, Thượng tá Lê Đức Đoàn được Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”. Năm 2013, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và năm 2014, trước khi nghỉ hưu, Thượng tá Đoàn được Chủ tịch nước tặng Huân chương chiến công… “Những điều đó khiến tôi rất tự hào, dù công sức mà mình bỏ ra hết sức bé nhỏ, nhưng vẫn được ghi nhận”,  Thượng tá Đoàn chia sẻ.

Trong ngày làm việc cuối cùng, Thượng tá Lê Đức Đoàn được Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cùng các đồng nghiệp lên tận chốt cầu Chương Dương tặng hoa. “Tôi vô cùng  xúc động và sẽ giữ mãi khoảnh khắc ấm tình đồng đội của người chiến sỹ công an nhân dân ấy”, Thượng tá Đoàn nói.

V. Huế

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.