• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Văn hóa giao thông

Ngang nhiên đỗ xe choán đường hẻm nhưng CSGT "không thể xử phạt"

19/04/2021, 17:58

Dù luật quy định không được phép đỗ xe trong hẻm, tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe, tuy nhiên CSGT nói không xử phạt được.

Dù lực lượng chức năng có mặt nhưng nữ tài xế vẫn "mồm năm miệng mười" cho rằng mình có quyền đỗ xe choán gần hết lối đi trong con hẻm

Chiều 19/4, PV Báo Giao thông chứng kiến một vụ việc tranh cãi giữa một nữ tài xế với một người đàn ông trong hẻm 110, đường Nguyễn An Ninh, TP Dĩ An, Bình Dương.

Theo đó, khoảng 15h cùng ngày, anh L.V.K. (người dân ngụ trong con hẻm này) chạy ô tô về nhà thì có chiếc xe 7 chỗ chặn ngay chỗ hẹp nhất ở đầu hẻm khiến anh K. không thể vào nhà.

Không thấy chủ xe, anh K. đi bộ hỏi khắp người dân trong xóm cũng không ai biết chủ nhân chiếc xe. Chờ thêm 15 phút, anh K. lại đi tiếp tục đi tìm tài xế chiếc xe “chướng ngại vật”. Cuối cùng, có một phụ nữ luống tuổi xác nhận là xe của mình.

Mặc dù biết người đàn ông đợi đã lâu nhưng người phụ nữ vẫn tỏ thái độ rất khó chịu, bất hợp tác.

Quá bức xúc với thái độ của nữ tài xế, ông K. gọi cho CSGT để xử lý vụ việc. Một lát sau, 3 CSGT và 1 CSCĐ đến hiện trường.

Thay vì phân tích đúng sai, kiểm tra giấy tờ, lập biên bản xử lý… thì tổ cảnh sát chỉ làm nhiệm vụ phân làn.

Đáng nói, trong khi ông K. góp ý nữ tài xế nên để lại số điện thoại ở xe để khi cần đỡ mất công đi tìm. Thay vì tiếp thu, nữ tài xế tiếp tục thách đố: “Tôi cứ đậu thế đấy, làm gì được nhau nào…”!

Nữ tài xế đi ra nơi chiếc xe của mình đỗ choán gần hết làn đường. (Ảnh ông K. trích xuất từ camera hành trình)

PV đã trao đổi với lãnh đạo Đội CSGT TP Dĩ An về tình huống trên, vì sao CSGT đến nơi nhưng không kiểm tra, lập biên bản để người dân thấy rõ việc ai đúng ai sai…, vị này cho biết: "Không xử lý được".

Theo vị này, đối với hành vi vi phạm giao thông trong ngõ, hẻm (không có biển báo) phải xảy ra tai nạn CSGT mới xử lý, còn việc đậu đỗ như trên thuộc trách nhiệm của phường.

Tuy nhiên, khi chúng tôi viện dẫn Điều 18 và 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2018, trong đó quy định: Không được phép đỗ xe tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe… thì vị này không phản hồi gì(?!).

Theo tìm hiểu, không chỉ tại TP Dĩ An mà nhiều TP khác của cả nước đã và đang xảy ra rất nhiều vụ việc tương tự. Đã có chế tài sao CSGT không thực thi? Và chừng nào lực lượng chức năng không quyết liệt xử lý, răn đe thì người dân vẫn còn những bức xúc với hành vi đậu đỗ xe ngang ngược và lối hành xử thiếu văn hoá.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.