• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ngang nhiên cơi nới nhà lấn hành lang QL1

23/03/2018, 11:07

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, hành lang an toàn đường bộ (ATĐB) trên nhiều tuyến quốc lộ bị lấn chiếm...

9

Nhà cửa mọc san sát lấn chiếm hành lang QL1 đoạn chân cầu vượt Thủ Đức

Hành lang an toàn thành hàng quán, bãi đỗ xe

Ghi nhận của PV Báo Giao thông sáng 19/3 trên QL1 đoạn từ cầu vượt Thủ Đức đến ngã ba Đại học Nông Lâm TP HCM, nhiều trường hợp nhà cửa hai bên đường được xây dựng, cơi nới sát quốc lộ. Nhiều vị trí được tận dụng thành bãi đỗ xe. Đó là chưa kể đến tình trạng bảng hiệu các cửa hàng đặt sát đường gây che khuất tầm nhìn, rất dễ xảy ra tai nạn.

Chạy dọc tuyến QL1 đoạn từ chân cầu vượt Khu du lịch Suối Tiên (phường Tân Phú, quận 9, TP.HCM) đến cầu Đồng Nai, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn. Đây là tuyến đường cửa ngõ TP.HCM có mật độ xe cộ qua lại rất lớn. Nhà cửa người dân đều nằm sát tuyến đường, nhiều cửa hàng bày biện hàng hóa, cảnh mua bán tấp nập, thản nhiên dừng đỗ xe dưới lòng đường diễn ra phổ biến.

Theo thống kê của Đội Thanh tra an toàn (Cục QLĐB IV), qua kiểm tra đã phát hiện 380 trường hợp vi phạm đất hành lang đường bộ. Trong đó, lập biên bản xử phạt hành chính 359 trường hợp, đình chỉ thi công 21 trường hợp và chuyển hồ sơ đến địa phương ra quyết định xử phạt 54 trường hợp.

Tương tự, tại khu vực ngã ba Tân Vạn, lòng lề đường cũng liên tục bị lấn chiếm. Điển hình như đoạn đường từ cầu vượt Tân Vạn đến cầu Đồng Nai (phường Bình Thắng, Dĩ An, Bình Dương), nhiều quán cơm mọc san sát đường. Vào tầm giờ trưa hoặc chiều, nhiều tài xế vô tư dừng xe trên đường vào quán cơm, nhân viên quán cơm ra giữa đường chèo kéo gây ra cảnh bát nháo. Ngoài ra, tại khu vực này mặt đường còn được tận dụng làm bãi đỗ xe đã qua sử dụng, lấn chiếm lòng đường gây cản trở giao thông, nhiều xe máy phải luồn lách, né tránh giữa dòng xe cộ đông đúc.

Cũng như vậy, QL1, QL51 qua TP Biên Hòa (Đồng Nai) từ lâu cũng là điểm nóng lấn chiếm hành lang ATGT. Theo quan sát khu vực từ cầu Đồng Nai đến ngã tư Vũng Tàu (QL1, phường Long Bình Tân) và trên QL51 đoạn từ giao lộ Ngô Quyền (phường An Hòa) đến nút giao với đường Võ Nguyên Giáp, tình trạng các công trình xây dựng khu dân cư, cửa hàng, bảng hiệu nằm trong hành lang đường bộ tồn tại thời gian dài nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Ông N.D.T., một người dân phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa) cho biết, nhà ông nằm sát mặt đường QL1 nhưng không có vỉa hè, tất cả đất và công trình xây dựng đều được địa phương cấp phép xây dựng. “Sở dĩ, nhiều nhà dân nằm trong hành lang ATĐB là do đơn vị thực hiện BOT cầu Đồng Nai chưa thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB). Hiện nay, các hộ dân dọc quốc lộ đều có sổ đỏ, đều được cấp phép xây dựng bình thường…”, ông T. cho hay.

Đùn đẩy trách nhiệm

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đoàn Văn Đoàn, Phó chủ tịch UBND phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa) xác nhận tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, người dân treo bảng hiệu kinh doanh và buôn bán hàng rong trên vỉa hè. Riêng trên QL1 có đoạn nhiều hộ dân xây dựng công trình trong hành lang ATĐB. Tuy nhiên, theo ông Đoàn, những hộ này trước đây nằm trong phạm vi dự án BOT cầu Đồng Nai, nhưng đến nay nhà đầu tư chưa thực hiện GPMB nên vẫn tồn tại đất trong phạm vi hành lang ATĐB.

Đại diện Cục QLĐB IV cho rằng, tình trạng lấn chiếm hành lang các tuyến quốc lộ đã diễn ra trong thời gian dài là do công tác quy hoạch khu dân cư của các địa phương còn nhiều bất cập như không có phương án xây dựng đường gom kết nối với quốc lộ; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân tới tận…mép đường nhựa. “Thanh tra đường bộ thường xuyên tuyên truyền, tổ chức ký cam kết không lấn chiếm đến từng hộ dân, lập biên bản các trường hợp vi phạm rồi gửi về chính quyền địa phương xử lý. Tuy nhiên, do không đủ tính răn đe nên vi phạm vẫn rất phổ biến”, vị này nói thêm.

Cục phó Cục QLĐB IV Nguyễn Văn Thành thông tin thêm: Tình trạng vi phạm hành lang đường bộ chủ yếu do tâm lý người dân muốn “cận lộ” để làm ăn, buôn bán. Chính vì thế, khi lực lượng chức năng dẹp được chỗ này thì họ lại chạy sang chỗ khác. Ngoài ra, đến nay vẫn tồn tại vướng mắc một số trường hợp do lịch sử để lại. Cụ thể, khi nâng cấp tỉnh lộ thành quốc lộ lại không có kinh phí đền bù GPMB nên rất khó khăn trong xử lý. Mặt khác, nhiều trường hợp do hành lang giao thông nằm trên đất thổ cư, được cấp sổ đỏ từ trước nên khó xử lý dứt điểm.

Đáng nói hơn, theo ông Thành đang có tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi một số địa phương cho rằng, “cơ quan nào lập biên bản thì cơ quan đó có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế”. “Thực tế, theo quy định, cơ quan quản lý đường bộ không có quyền ban hành quyết định cưỡng chế mà chỉ cung cấp nhân công, thiết bị để phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện”, ông Thành cho hay.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.