• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Ngăn TNGT từ khâu thiết kế, làm đường

09/04/2015, 10:27

Những năm vừa qua, Hà Tĩnh thực hiện rất tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

162
Hội Nông dân Hà Tĩnh tuyên truyền ATGT cho bà con

Do đó các tuyến đường nông thôn được xây mới, kiên cố hóa nhiều, cùng đó là tốc độ phương tiện lưu thông tăng cao, trong khi nhiều nơi đường mới được thiết kế chưa hợp lý, tầm nhìn hạn chế, tình trạng lấn chiếm hành lang ATGT làm nơi kinh doanh buôn bán, họp chợ diễn ra phổ biến. Đây là nguyên nhân khiến cho TNGT ở các tuyến đường nông thôn tại Hà Tĩnh gần đây có xu hướng xảy ra nhiều hơn.

Để khắc phục, UBND, Ban ATGT tỉnh đã giao trách nhiệm cụ thể cho UBND các huyện, thành phố, thị xã có phương án triển khai thực hiện, giám sát, đôn đốc cấp cơ sở. Lâu nay, công tác đảm bảo ATGT chỉ triển khai được từ Ban ATGT tỉnh xuống các cấp huyện, còn việc triển khai ở các cấp xã, khu vực dân cư nông thôn còn hạn chế. Vì vậy, trong Chỉ thị 07, Hà Tĩnh yêu cầu chính quyền các cấp cơ sở phải thực sự vào cuộc, có biện pháp cụ thể. Ban ATGT cấp huyện, xã phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân ở khu vực nông thôn tự giác chấp hành quy định về ATGT. Đặc biệt, là phải lồng ghép có hiệu quả giữa việc xây dựng nông thôn mới với xây dựng văn hóa giao thông, để người dân thực sự hiểu luật và những kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Để làm tốt việc này, lực lượng công an huyện, xã cũng được huy động vào việc đảm bảo TTATGT.

Năm 2014, các sở, ngành của Hà Tĩnh cũng chủ động tăng cường biện pháp tổ chức giao thông ở khu vực nông thôn, như: Cử cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ xuống tận cơ sở, cùng với nhân dân xây dựng thiết kế đường ngay từ khi bắt đầu làm đường bê tông; Rà soát, sửa chữa hư hỏng kết cấu hạ tầng, tổ chức lại giao thông tại các vị trí ngã ba, ngã tư chưa hợp lý, phát quang tầm nhìn, làm vạch kẻ đường ở nút giao, mở rộng vòng cua; Phối hợp với tổ chức đoàn thể xây dựng tuyến đường tự quản… 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.