• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Nên giao ai chủ trì kiểm soát tải trọng xe?

22/12/2014, 07:16

Mô hình kiểm soát tải trọng xe dù có sự "vượt rào" về quy chế nhưng rất hiệu quả trên QL5 qua Hải Dương đặt ra hàng loạt câu hỏi về việc bố trí, phân công lực lượng, đơn vị chủ trì...

Lực lượng liên ngành kiểm soát tải trọng xe tỉnh Hải Dương tiến hành cân xe 24/24h trên QL5Ảnh: Khánh Hà
Lực lượng liên ngành kiểm soát tải trọng xe tỉnh Hải Dương tiến hành cân xe 24/24h trên QL5

Phân công, phân nhiệm rõ ràng

Ông đánh giá thế nào về mô hình kiểm soát tải trọng xe của Hải Dương. Theo ông, đâu là yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình này?

Đây là một cách làm khá toàn diện và quyết liệt khi Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời là Trưởng ban ATGT tỉnh trực tiếp chỉ đạo. Bên dưới có Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh được giao là trạm trưởng, đồng thời là trưởng đoàn kiểm tra liên ngành KSTTX. Có thể nói, đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác KSTTX tại Hải Dương thời gian qua. 

Mô hình này đã phát huy hiệu quả hơn khi có phân công trách nhiệm và có sự giám sát rõ ràng đối với từng lực lượng thực thi nhiệm vụ tại trạm KSTTX. Theo đó, mỗi lực lượng thực hiện nhiệm vụ KSTTX chỉ làm một nhiệm vụ chính để tránh sự chồng chéo. Cảnh sát giao thông chỉ thực hiện nhiệm vụ dừng xe, nhân viên vận hành cân kiểm tra còn lực lượng thanh tra giao thông làm nhiệm vụ lập biên bản xử lý vi phạm. 

Nhưng lãnh đạo Hải Dương cũng không giấu diếm đây là cách làm “vượt rào”, khác biệt so với quy chế của liên Bộ GTVT - Công an. Ông có nhận xét gì về việc này?

Tôi đánh giá đây là một mô hình làm tốt nhất cả nước trong việc KSTTX. Bên cạnh việc tổ chức cân xe trên đường, yêu cầu ký cam kết không chở quá tải, Hải Dương cùng với Nghệ An cũng là hai tỉnh xóa bỏ 100% xe cơi nới thùng hàng và kiểm soát khá triệt để tình trạng này.

Trong quá trình triển khai, một số địa phương, trong đó có Hải Dương vận dụng những mô hình khác nhau để phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nơi và cũng cho những kết quả khác nhau. Tuy nhiên, như đã nói, mô hình của Hải Dương đã cho thấy sự hợp lý và hiệu quả nhất. 

Tại cuộc họp rút kinh nghiệm đối với 12 tỉnh phía Bắc có nhiều xe quá tải và các mỏ vật liệu vừa diễn ra, 100% các tỉnh đều đồng loạt đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT và Bộ Công an thống nhất nhân rộng áp dụng mô hình này để công tác KSTTX triệt để và đạt được sự bền vững.  

Lực lượng liên ngành kiểm soát tải trọng xe tỉnh Hải Dương tiến hành cân xe 24/24h trên QL 5Ảnh: Khánh Hà
Lực lượng liên ngành kiểm soát tải trọng xe tỉnh Hải Dương tiến hành cân xe 24/24h trên QL 5

Lãnh đạo địa phương quyết liệt, sẽ KSTTX thành công

Vậy quan điểm của ông là ủng hộ nhân rộng mô hình của Hải Dương?

Chúng tôi sẽ có báo cáo Bộ GTVT và Bộ Công an trình Chính phủ để ủng hộ mô hình này. Mô hình này cũng khẳng định một điều, nếu lãnh đạo tỉnh thực hiện quyết liệt thì tỉnh nào cũng thành công trong công tác KSTTX. Đặc biệt, khi các cấp ủy Đảng và lãnh đạo cao nhất của địa phương có quyết tâm thì tôi tin không phải mất một năm mới cơ bản giải quyết được tình trạng xe quá tải mà chỉ 1 - 3 tháng là có thể kiểm soát được.

Để bảo đảm việc thực hiện đạt được mục tiêu, chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ GTVT và Bộ Công an có những chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa trong công tác KSTTX. Bên cạnh đó, tôi được biết thời gian tới, Chính phủ cũng trực tiếp có những chỉ đạo đối với các địa phương về vấn đề này. Vì thế, chắc chắn sự quyết tâm và quyết liệt của các cơ quan chức năng và địa phương trong công tác KSTTX sẽ được tăng lên mạnh mẽ hơn.

Sau khoảng 8 tháng triển khai, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các lực lượng triển khai KSTTX chịu nhiều vất vả, gian truân nhưng chế độ đãi ngộ chưa thực sự tương xứng.Với vai trò là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chiến dịch này, ông có chia sẻ gì?

Bản thân tôi cũng đã trực tiếp kiểm tra nhiều trạm KSTTX cả ban ngày lẫn ban đêm nên rất chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các lực lượng này. Thực tế, trong năm qua, các lực lượng đều làm theo tinh thần trách nhiệm và chấp hành sự chỉ đạo của cấp trên. Còn nói về chế độ bồi dưỡng để tái tạo sức lao động thì chưa phù hợp, họ còn đang phải hy sinh rất nhiều. Tuy đâu đó vẫn còn có những trường hợp tiêu cực, nhưng theo tôi đây chỉ là thiểu số. 

Vì thế, tôi kiến nghị với Bộ Tài chính, Bộ GTVT và Bộ Công an có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ cho phép dùng tiền xử phạt trang bị thiết bị, công vụ và bồi dưỡng cho lực lượng KSTTX có chế độ bồi dưỡng tương xứng hơn để anh em yên tâm công tác. 

Cảm ơn ông!

Tiến Mạnh (Thực hiện)  

Đại tá Nguyễn Đức Hiền, Phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương: 

Để trạm KSTTX hoạt động hiệu quả phải có sự lãnh đạo tuyệt đối của cấp ủy và chính quyền địa phương, trong đó có UBND tỉnh, Ban ATGT và Công an tỉnh. Khi tổ chức hoạt động của trạm, cần có sự phối hợp chặt chẽ, không chia quyền anh, quyền tôi. Thực tế, tại Hải Dương thời kỳ đầu thực hiện Quy chế liên bộ 12593 giữa hai lực lượng TTGT, CSGT, Ban ATGT cũng đã xảy ra những vấn đề chia cắt, xung đột, chưa tin nhau dẫn đến tình trạng có xe trốn, lách trạm cân mà không thể ngăn chặn được. 

Khi đó, lãnh đạo Công an tỉnh hiểu rằng, cần phải có sự hỗ trợ hơn nữa đối với trạm cân để lập lại trật tự. Vì thế, chúng tôi đã yêu cầu lực lượng CSGT phải thực hiện việc tuần lưu để ngăn chặn tình trạng xe quá tải né trạm cân đi vào các tuyến tỉnh lộ. Khi xuất hiện tình trạng “cò mồi” tại các trạm cân, Giám đốc Công an tỉnh đã yêu cầu xử lý nghiêm. Vì thế, tôi đề nghị hai Bộ Công an và GTVT nghiên cứu  ra văn bản thống nhất về mô hình trạm cân.

Ông Lê Quý Tiệp, Phó Giám đốc Sở GTVT Hải Dương: 

Đối với các xe chở xăng dầu, hàng đông lạnh, kẹp chì, hàng thực phẩm tươi sống, hàng không thể tháo dời cần có chế tài gắn trách nhiệm của cảng, kho, bãi. Cùng với đó cần phải yêu cầu có phiếu cân bảo đảm đúng tải trọng mới cho ra khỏi cảng, kho, bãi. 

Tôi đề nghị Tổng cục Đường bộ VN báo cáo với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính có hướng dẫn để lại 100% kinh phí xử phạt của trạm để thưởng và bồi dưỡng kịp thời cho lực lượng làm nhiệm vụ và mua sắm trang thiết bị phục vụ KSTTX. 

Ông Lê Văn Vịnh, Phó Giám đốc Sở GTVT Thái Nguyên: 

Tôi đề nghị nhân rộng mô hình KSTTX của Hải Dương bởi đây là một mô hình phát huy được hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng. Bên cạnh đó, mô hình này cũng có sự phân công nhiệm vụ khoa học và rõ ràng, tránh được sự chồng chéo.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.