• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Báo giao thông Giao thông 24h

Nạn xe trá hình Huế-Đà Nẵng: Xe buýt xin đình công, cầu cứu lãnh đạo tỉnh

Giao thông 24h

Nạn xe trá hình Huế-Đà Nẵng: Xe buýt xin đình công, cầu cứu lãnh đạo tỉnh

Tập thể xe buýt Huế - Đà Nẵng vừa gửi đơn kêu cứu lần 3 lên Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Liên đoàn lao động T.T-Huế, xin đình công...

Xe trá hình bùng phát trên tuyến Huế - Đà Nẵng thời gian qua, nhưng không bị TTKS xử lý triệt để dẫn đến biến tướng, nhan nhản vi phạm...

Sáng 18/12, trao đổi với cơ quan báo chí, ông Võ Phi Cường, Đội trưởng Đội xe buýt Huế (tuyến xe buýt liên tỉnh Huế-Đà Nẵng và ngược lại) cho hay, tập thể hơn 80 xã viên, chủ xe các đơn vị vận tải, HXT kinh doanh xe buýt Huế - Đà Nẵng vừa gửi đơn kêu cứu lần 3/2020 lên Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Liên đoàn Lao động tỉnh và các ngành chức năng.

Đồng thời, gửi đơn đến lãnh đạo TP. Đà Nẵng về vấn nạn xe trá hình trên tuyến đang biến tượng ngày một nghiêm trọng, vi phạm quy định về trật tự vận tải, lách thuế phí, cạnh tranh không lành mạnh... nhưng không được các lực lượng chức năng xử lý kịp thời, triệt để.

Biến tướng, nhan nhản vi phạm xe trá hình

Theo Tập thể xe buýt Huế - Đà Nẵng, do không bị ngăn chặn, 5 năm qua, xe trá hình từ chỗ manh nha vài đơn vị, đến nay đã thành vấn nạn, biến tướng với nhiều chiêu trò đối phó. Các tổ chức, cá nhân ngang nhiên sử dụng xe 4-7 chỗ, xe limousine, và một số xe 16 chỗ núp bóng phù hiệu “xe hợp đồng” “xe du lịch” “xe taxi” (được Sở GTVT Thừa Thiên-Huế cấp phép) để chạy trá hình, bắt khách lẻ, lập hợp đồng khống...

Cầm trên tay cụ thể từng biển số xe, ông Cường cho biết, đội chủ động cử người đặt vé, trực tiếp đi trên các xe trá hình gom khách, ghi nhận thực tế với kết quả có đến hơn 200 xe trá hình biển số 75 (Thừa Thiên - Huế) thường xuyên hoạt động. Riêng phía Đà Nẵng cũng có đến trên dưới 100 xe. Các xe này gom khách lẻ, liên tục quay vòng với tần suất 4-6 chuyến/ngày...

Hoạt động này vi phạm nghiêm trọng quy định của Nghị định 10/2020/NĐ-CP được Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 17/1/2020 về Kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô; và các quy định của pháp luật hiện hành về trật tự vận tải, kinh doanh vận tải; gây mất trật tự vận tải, thất thu thuế- phí của Nhà nước, vi phạm Luật thuế hiện hành và cạnh tranh không lành mạnh với loại hình xe buýt tuyến Đà Nẵng- Huế.

Đáng kể, theo ông Cường, khi bị đội xe buýt kiến nghị, trình báo cơ quan chức năng, nhiều xe trá hình hành hung, hăm dọa tài xế, nhân viên xe buýt hòng "trả đũa", gây mất ANTT. Điển hình sáng ngày 20/6/2020, phụ xe buýt là ông Ngô Văn Sang (trú Thừa Thiên-Huế) bị nhóm người trên 1 xe trá hình kéo đến hành hung, đánh nứt đầu, vỡ mặt, đa chấn thương.

"Vụ việc được UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chỉ đạo điều tra, xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, khiến vấn nạn xe trá hình càng manh động", ông Cường nói.

Hàng ngàn phù hiệu hợp đồng, du lịch được cấp phép ở Huế nhưng công tác TTKS chưa quyết liệt, kịp thời, ai chịu trách nhiệm về việc này?

Đặc biệt, trong các đợt dịch Covid-19 vừa qua, khi xe buýt chấp hành nghiêm quy định của Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng về việc tạm ngưng hoạt động, thì rất nhiều xe trá hình vẫn ngang nhiên đưa đón người từ vùng dịch Đà Nẵng về Thừa Thiên-Huế; như xe BKS 75A - 015.19 (7 chỗ) vô tư chở 6 khách từ “tâm dịch” Đà Nẵng lách qua các chốt phòng Covid-19 hai địa phương về đến Huế trót lọt…

Sự việc chỉ được phát giác, khi người dân địa phương trình báo đến cơ quan chức năng. Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phan Ngọc Thọ từng lo ngại “nếu không nghiêm mọi nỗ lực phòng chống dịch sẽ đổ sông, đổ bể”. Ông Thọ chỉ đạo xử lý nghiêm các xe ô tô vi phạm quy định phòng dịch. Nhưng thực tế xe trá hình vẫn hoạt động rầm rộ (?).

Liên ngành ở đâu?

Tại đơn thư gửi Chủ tịch Liên đoàn lao động Thừa Thiên-Huế, tập thể xe búyt xin được được tổ chức đình công, dừng tất cả các hoạt động làm tài, đăng ký tại 2 bến xe phía Nam Huế, Bến xe Trung tâm Đà Nẵng trong các ngày dự kiến từ 5/1/2021 để "lên tiếng kiến nghị mạnh mẽ" trước vấn nạn xe trá hình đang bị "thả nổi", vắng bóng liên ngành TTKS. Đây được xem giải pháp bất khả kháng trước nạn xe trá hình nhờn luật, công tác quản lý, TTKS không thể triệt để.

Theo tập thể xe buýt, tại buổi tiếp công dân, trả lời đơn thư kiến nghị của Tập thể xe buýt Huế-Đà Nẵng vào tháng 6/2020, ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế (giờ là Bí thư thành ủy Huế) chỉ đạo lực lượng liên ngành vào cuộc, xử lý nghiêm vấn nạn xe trá hình.

Lãnh đạo Thừa Thiên-Huế khẳng định "đây là kiến nghị hợp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của xe buýt Huế". Nhưng thực tế, chỉ sau vỏn vẹn 1 tháng ra quân, Tổ liên ngành (gồm CSGT, Cảnh sát trật tự, TTGT, Ban ATGT) bất ngờ ngưng hoạt động và "thả nổi" nạn xe trá hình. "Chúng tôi càng kiến nghị thì xe trá hình càng bùng phát, thách thức pháp luật và uy hiếp anh em đội xe buýt", ông Cường nói.

Tìm hiểu PV, mỗi năm sở GTVT Thừa Thiên-Huế cấp phép trên dưới 1.500 phù hiệu xe hợp đồng, xe du lịch (năm 2019), nhưng thực tế công tác hậu kiểm, xử lý xe trá hình lại rất khiêm tốn. Dù có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng TTKS, quản lý nhà nước nhưng ngay cả các xe trá hình bị xử lý cũng chưa quyết liệt công tác thu phù hiệu, xử lý HTX có xe vi phạm...

"Lần này, chúng tôi xin đình công, để tổ chức phản đối vấn nạn xe trá hình lên lãnh đạo 2 địa phương Huế, Đà Nẵng, ra cả các cơ quan trung ương. Xe trá hình vi phạm pháp luật, hoạt động nhởn nhơ và đẩy xe buýt vào bờ vực phá sản.

Tập thể chúng tôi kiến nghị lãnh đạo địa phương chỉ đạo và có biện pháp để giám sát hiệu quả tổ liên ngành, tổ chức TTKS ở những vị trí yết hầu như phía Nam hầm Phước Tượng, hầm Hải Vân, chân đèo Hải Vân... ", ông Cường nói.

"Tóm người có tóc sao bắt kẻ trọc đầu"?

Theo Tập thể xe buýt Huế- Đà Nẵng, những năm qua, thực hiện sự quản lý của ngành GTVT tỉnh Thừa Thiên-Huế, các đơn vị xe buýt đã chấp hành quy định pháp luật, đóng đầy đủ thuế phí; nỗ lực nâng cao chất lượng vận tải hành khách trên tuyến, tuân thủ tuyệt đối chủ trương chuyển xe cố định sang xe buýt. Hầu hết nhà xe chúng tôi phải vay mượn ngân hàng, cầm cố nhà cửa để đầu tư xe buýt mới theo đúng quy chuẩn do Thừa Thiên-Huế và Đà Nẵng ấn định…

Tuy nhiên, khi các nhà xe buýt tự giác chấp hành, chịu mọi sự quản lý của Nhà nước, chỉ cần sai phạm về thời gian xuất bến, đứng tài, đón khách sẽ bị xử lý ngay. Nhưng xe trá hình vô tư lộng hành. "Chúng tôi là những người có tóc nên dễ bị xử lý, phải chăng xe trá hình "trọc đầu" nên không thể tóm?", ông Cường ngao ngán.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.