• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Nam Định: Lập barie thu phí xe tải qua đường liên xã

25/12/2017, 09:35

Với lý do thu tiền phí xe tải để lấy kinh phí duy tu bảo dưỡng đường, chính quyền xã đã lập barie...

11

Barie do xã Yên Dương lập để thu phí xe tải

Xã khoán thu phí đường liên xã

Theo phản ánh của cánh tài xế xe tải, hơn một năm qua, trên tuyến đường liên xã thuộc địa bàn xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) xuất hiện hai trạm thu phí xe tải.

Theo đó, mỗi xe tải có tải trọng từ 2,5 - 3,5 tấn phải nộp phí với mức giá 20 nghìn đồng mỗi khi qua tuyến đường này. Hai trạm thu phí được chính quyền xã đặt ở hai vị trí đầu và cuối con đường. Việc xã tự ý lập trạm thu phí khiến nhiều tài xế xe tải vô cùng bức xúc.

"Vừa qua, xã nhận được chỉ đạo của huyện, thực tình việc thu phí này hợp lòng dân nhưng về luật thì là sai. Chúng tôi đã cho dừng việc thu phí, chấm dứt hợp đồng với người được giao khoán thu phí, cuối tháng 12 này, việc tháo dỡ toàn bộ gác chắn sẽ hoàn thành”.

Ông Trịnh Văn Tuân 
Chủ tịch UBND xã Yên Dương

Anh Nguyễn Văn D. (một tài xế xe tải) bức xúc: “Hơn 1 năm qua, tôi chạy xe tải vận chuyển hàng, mỗi khi có việc ra-vào xã này đều phải đi qua con đường liên xã. Nhiều lần tôi thắc mắc vì sao lại lập trạm thu phí, thì được người thu phí tại đây nói rằng đây là chốt thu phí do xã lập ra để lấy kinh phí duy tu, bảo dưỡng đường hàng năm.”

Những ngày đầu tháng 12, PV Báo Giao thông ghi nhận tại tuyến đường gần 5km kéo dài từ đầu QL38B đến cuối địa phận xã Yên Dương xuất hiện 2 barie thu phí. Tuy nhiên, thời điểm này việc thu phí diễn ra không thường xuyên do huyện đã nhận được thông tin phản ánh của các tài xế qua mạng nên đã kiểm tra, đề nghị dừng thu.

Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, năm 2015, được sự thống nhất của người dân địa phương và các cấp ban, ngành, chính quyền xã Yên Dương tiến hành xây dựng con đường liên xã kéo dài 4,7km chạy qua 5 thôn trên địa bàn, với tổng kinh phí đầu tư 16,7 tỷ đồng (trong đó tỉnh hỗ trợ 5 tỷ đồng). Đến đầu năm 2016, con đường chính thức được hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Cũng tại thời điểm này, với lý do cần kinh phí để duy bảo dưỡng con đường hàng năm, hai trạm thu phí đã được dựng lên để thu phí xe tải.

Việc thu phí này được chính quyền xã khoán cho người dân sống gần barie với giá 2 triệu đồng/tháng. Số tiền thu được sẽ được nộp về ngân sách và chi cho các đợt nạo vét cống nước, duy tu, bảo dưỡng đường.

12

Với lý do duy tu và bảo dưỡng con đường, xã đã “phác thảo” một quy chế vào nghị quyết riêng dành cho việc thu phí sai quy định này

Cuối tháng 12 sẽ tháo dỡ gác chắn thu phí

Theo đại diện Phòng Công thương huyện Ý Yên, khoảng hai tháng trước, một số tài xế xe tải, người dân đã đăng tải câu chuyện xã lập barie thu phí đường liên xã lên mạng xã hội. Tiếp nhận thông tin, Phòng Công thương huyện Ý Yên đã tiến hành kiểm tra, lập biên bản và đình chỉ hoạt động thu phí sai quy định trên.

Tuy nhiên, theo lời các tài xế, do việc giao khoán thu phí giữa chính quyền xã với người được giao thu phí vẫn chưa chấm dứt nên thi thoảng hoạt động này vẫn tái diễn.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Trịnh Văn Tuân, Chủ tịch UBND xã Yên Dương cho biết: “Trên địa bàn xã có ba gác chắn (một gác không thu phí và hai gác thu phí). Đối với những việc công như đám hiếu, hỉ, sẽ sử dụng con đường có gác không thu phí. Hai gác còn lại thu phí những xe tải từ 2,5 - 3,5 tấn, những xe này vượt qua được trụ bê tông cấm tải trọng đặt tại chốt. Việc thu phí này được sự nhất trí và đồng thuận của người dân địa phương, toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng vào việc duy tu, bảo dưỡng con đường”.

“Việc thu phí có từ khi tôi mới về nhận chức, trước đó xã đã có quy chế về việc bảo vệ tuyến đường, đồng thời đã có nghị quyết cụ thể và được người dân đồng thuận, nhất trí. Trung bình mỗi năm thu về được khoảng 20 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền này không đủ để mỗi lần bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa đường. Thậm chí, có những đợt xã phải chi thêm tiền để sửa chữa, vệ sinh đường”, ông Tuân giải thích.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.