• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Năm 2025, xóa hết lối đi tự mở qua đường sắt ở Bình Định

03/12/2018, 08:28

Nguyên nhân các vụ tai nạn đường sắt đa số do người điều khiển phương tiện băng qua đường sắt không chú ý...

12

Một vụ TNGT đường sắt trên địa bàn Bình Định khiến một người tử vong

Ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Giám đốc Sở GTVT, Phó trưởng ban thường trực Ban ATGT Bình Định cho biết, vừa yêu cầu các địa phương rà soát lối đi tự mở, có biện pháp quyết liệt tuyên truyền, đóng đường trái phép, phấn đấu đến năm 2025 sẽ xóa hết tất cả lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn.

Mới đây, Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh cùng các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực thi pháp luật đường sắt đến các lực lượng, người dân. Theo thống kê, toàn tỉnh có gần 150km đường sắt đi qua. Trên toàn tuyến có đến 222 điểm đường bộ giao cắt với đường sắt, trong đó, chỉ có 67 đường ngang hợp pháp, còn lại 155 lối đi tự mở, không hề có gác chắn và hệ thống cảnh báo nguy hiểm, khiến nguy cơ TNGT rất cao.

Theo Phòng CSGT (Công an tỉnh Bình Định), trong 2 năm 2017 - 2018, trên địa bàn xảy ra 11 vụ TNGT đường sắt, làm chết 11 người, bị thương 6 người. Điển hình, lúc 15h30 ngày 9/8, ôtô BKS 81A-151.66 do tài xế Nguyễn Xuân Vương (SN 1987, trú tại tỉnh Gia Lai) điều khiển khi đến đường dân sinh giao với đường sắt thuộc Km 1030+700, đoạn qua thôn Vạn Lương (xã Mỹ Châu, Phù Mỹ, Bình Định), do ô tô có gầm thấp nên bị kẹt lại giữa đường ray, đúng lúc đoàn tàu khách SE22 chạy đến đã va chạm với ô tô khiến anh Vương tử vong tại chỗ.

Nguyên nhân các vụ tai nạn đường sắt đa số do người điều khiển phương tiện đường bộ băng qua đường sắt không chú ý, cố gắng băng qua đường sắt khi tàu hỏa đến gần. Ông Nguyễn Quả, Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Bình Định cho biết: Đa số lối đi tự mở thường thấp hơn so với đường sắt. Do đó, các phương tiện có gầm thấp như ô tô khi đi qua điểm giao nhau này thường rất khó khăn và nguy hiểm. Điều đó dẫn đến các vụ TNGT đường sắt giữa ô tô và tàu hỏa trong thời gian qua.

Để đạt mục tiêu xóa lối đi tự mở, tự phát qua đường sắt vào năm 2025, lãnh đạo Ban ATGT tỉnh yêu cầu các đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền sâu rộng đến người dân, dựa trên Luật Đường sắt năm 2017 để hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm chỉnh, không cho tự mở lối đi mới. Đồng thời, sẽ nghiên cứu và vận động nguồn kinh phí để xây dựng những đường gom, đường ngang dân sinh hợp pháp, tạo điều kiện cho người dân tham gia giao thông an toàn, tránh tai nạn xảy ra. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.