• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Một số lỗi thường gặp khi lắp đặt, vận hành trạm cân lưu động

07/04/2014, 07:06

Cọc tĩnh điện đóng chưa đúng cách, Nguồn điện cung cấp cho hệ thống không đảm bảo ... là lỗi thường gặp khi lắp đặt, vận hành trạm cân lưu động.


1. Cọc tĩnh điện đóng chưa đúng cách 


Hậu quả: Gây ra nhiễu tín hiệu, ảnh hưởng đến độ chính xác của cân.


Khắc phục: Cọc tĩnh điện tiêu chuẩn phải cao 1,5m và phải được đóng sâu xuống đất tối thiểu 1m. 


2. Nguồn điện cung cấp cho hệ thống không đảm bảo


Hậu quả: Gây ảnh hưởng đến việc vận hành các thiết bị và độ chính xác của cân.


Khắc phục: Đảm bảo nguồn điện đầu vào đúng quy chuẩn và thường xuyên kiểm tra nguồn điện trong quá trình vận hành. Phải đảm bảo thông số chuẩn về nguồn điện như thiết kế của trạm cân: Hiệu điện thế 220V ± 1V; Tần số 50Hz ± 1Hz.


3. Đầu tiếp xúc của các dây dẫn từ mặt bàn cân tới mắt thần và máy vi tính bị lỏng


Hậu quả: Mắt thần và máy vi tính không nhận dạng được biển số, số liệu sẽ không cân, không truyền được đến máy vi tính.


Khắc phục: Để ý kiểm tra thường xuyên các đầu nối của dây dẫn. Phân công rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân trong tổ thanh tra, hạn chế di duyển liên tục tại các vị trí đặt dây dẫn. 


4. Đặt mặt bàn cân tại vị trí chưa đạt độ phẳng 


Hậu quả: Mặt bàn cân bị cong vênh, lâu ngày có thể dẫn điến biến dạng. Cộng hưởng lực do độ cong vênh này ảnh hưởng đến độ chính xác của cân.


Khắc phục: Phải đảm bảo độ phẳng tại vị trí đặt bàn cân theo đúng quy chuẩn: Chiều rộng là 3,5m, chiều dài 6m và phải được thi công bằng bê tông cốt thép và chịu được tải trọng lớn; Tại các nơi có địa hình phức tạp, điều kiện khó khăn thì trước khi triển khai trạm cân KTTTX lưu động thì nhất thiết phải có xử lý sơ qua mặt bằng, tráng trước một lớp bê tông, có thể là bê tông sica đông kết nhanh.


5. Mặt bàn cân bị cong vênh, biến dạng nhẹ trong quá trình sử dụng lâu dài hoặc do mặt bằng đặt cân không phẳng.


Trong trường hợp này, không được tự ý nắn lại mặt bàn cân. Liên hệ ngay với nhà sản xuất để được bảo hành hoặc tư vấn sửa chữa.


6. Mất file, phần mềm bị lỗi


Hệ thống máy vi tính của trạm cân được trang bị cấu hình cao, công suất lớn, đầy đủ GPS, 3G nên thông qua phần mềm Teamviewer, các chuyên gia bên phía nhà sản xuất có thể thao tác, thay người vận hành để khắc phục nhanh các sự cố này.


Trường hợp lỗi nặng sẽ phải gửi về đơn vị sản xuất để bảo hành.


Nghiêm cấm cài đặt vào máy vi tính của trạm cân các phần mềm không rõ bản quyền hoặc các file giải trí để tránh lây virus gây ra treo máy, mất file, lỗi phần mềm…  


P.V
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.