• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Mô hình nào đảm bảo ATGT đường ngang?

21/07/2015, 13:05

Nhiều địa phương đang tự chi kinh phí, tổ chức cảnh giới lối đi dân sinh qua đường sắt đem lại hiệu quả...

15
Điểm gác lối đi dân sinh do doanh nghiệp thuê người cảnh giới tại Nam Định

Huy động mọi nguồn lực gác đường ngang

Trên toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện có khoảng 6 nghìn điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ và đường sắt. Trong đó 1.500 điểm là đường ngang hợp pháp bao gồm đường ngang có gác, đường ngang phòng vệ bằng cảnh báo tự động và đường ngang phòng vệ bằng biển báo. Còn lại tới 4.500 lối đi dân sinh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đe dọa xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy, TNGT đường sắt chủ yếu xảy ra tại lối đi dân sinh. Ngay cả tại các đường ngang không gác được phòng vệ bằng cảnh báo tự động hay biển báo, cũng đã xảy ra nhiều vụ tàu va phương tiện đường bộ do tài xế chủ quan không quan sát tàu hỏa hoặc cố tình vượt ẩu qua đường sắt.

Tổng công ty Đường sắt VN đang phối hợp với các tỉnh tiến hành rà soát công tác phối hợp đảm bảo ATGT đường sắt, trong đó có các lối đi dân sinh để tiếp tục tổ chức cảnh giới tại các điểm nguy cơ mất an toàn cao. 

Ông Bùi Văn Tựu, Giám đốc Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt cho biết, xã hội hóa công tác đảm bảo ATGT đường sắt thực ra là huy động, kêu gọi mọi nguồn lực, thành phần xã hội (kể cả về kinh phí) tham gia, trong đó có gác đường ngang, đường dân sinh trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm là chính, không đặt ra lợi ích về kinh tế.

Những năm gần đây, nhất là kể từ năm 2013, Bộ GTVT đã ký kết Quy chế phối hợp đảm bảo an toàn tại các điểm giao cắt đường bộ - đường sắt với các tỉnh, thành phố. Vì thế, nhiều địa phương đã triển khai thực hiện công tác gác đường ngang biển báo và lối đi dân sinh.

Tại Hà Nội, Bắc Ninh đã giao cho một đơn vị quản lý giao thông thành lập đội gác chắn, tổ chức cảnh giới, lập chốt gác một cách bài bản, “chuyên nghiệp”. TP HCM có khoảng 7 điểm gác do lực lượng TNXP thành phố đảm nhận; Bình Dương có hai điểm giao dân phòng cảnh giới; Hưng Yên có 6 điểm trên địa bàn huyện Văn Lâm, do tổ tự quản Hội Cựu chiến binh huyện tổ chức gác. Tại Đà Nẵng, thuê lao động cảnh giới, trong đó có các nhân viên đường sắt, nhân viên gác đường ngang đã về hưu...

Ngoài ra, do đường sắt chạy song song đường bộ, trong khi tốc độ đô thị hóa nhanh nên tại nhiều địa phương đã tồn tại các lối đi dân sinh đi vào các doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp… Vì vậy, để đảm bảo an toàn tại các lối đi này, doanh nghiệp phải tự bỏ kinh phí thuê người cảnh giới hoặc lập chốt gác. Tuy nhiên, tại nhiều điểm, việc cảnh giới thường tùy theo người, phương tiện ra vào doanh nghiệp qua đường sắt mà ít theo thời gian tàu chạy.

Kinh phí thấp, lực lượng cảnh giới hạn chế năng lực

Mỗi mô hình lại có những ưu điểm riêng nhưng đều phát huy hiệu quả trong đảm bảo ATGT đường sắt. Tại các điểm này, gần như không xảy ra tai nạn trong thời gian cảnh giới. Tuy nhiên, cũng đã có ý kiến đặt ra về xác định mô hình tối ưu, năng lực, sức khỏe của người gác liệu có đảm bảo?

Liên quan đến vấn đề này, ông Tựu cho rằng, với mô hình cảnh giới do Hội Cựu chiến binh đảm nhận như ở Hưng Yên đạt được nhiều yếu tố: Quản lý nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm, kinh phí thấp. “Với kinh phí hỗ trợ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng/điểm cho hai người gác như ở mô hình này sẽ không thể thuê được lao động khác. Còn nếu tổ chức một đội có tính chất chuyên nghiệp thì sẽ đòi hỏi kinh phí rất lớn từ ngân sách. Mặt khác, nếu lương người lao động thấp sẽ không ổn định được lao động, tinh thần trách nhiệm không cao”, ông Tựu nói.

Theo ông Thái Hòa, Phó giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Quản lý đường sắt Sài Gòn, mô hình do TNXP đảm nhận ở TP HCM đạt hiệu quả cao. “Họ vừa có sức khỏe, tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ và tính kỷ luật của lực lượng TNXP”, ông Hòa nói.

Tuy nhiên, vì kinh phí chi cho lao động cảnh giới thấp nên thực tế, một số UBND xã, huyện hoặc doanh nghiệp khi được tỉnh giao chỉ thuê lao động địa phương không đảm bảo đủ các điều kiện về năng lực. Tỉnh Hưng Yên đề xuất, các đơn vị quản lý đường sắt khi kiểm tra công tác gác đường ngang hợp pháp kết hợp kiểm tra các điểm gác lối đi dân sinh của địa phương, doanh nghiệp để đảm bảo công tác cảnh giới được thực hiện tốt.

“Cũng cần xem xét mô hình phù hợp nhất và năng lực người gác để triển khai cho các điểm tiếp theo. Trong điều kiện kinh phí khó khăn, chưa thể làm đường gom, đóng hết lối đi dân sinh thì không thể “kén cá chọn canh”, cần huy động mọi thành phần xã hội tham gia trên tinh thần tự nguyện”, ông Tựu nói. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.