• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Mạnh tay xử “ma men” lái xe dịp Tết

14/12/2015, 13:28

Cuối năm, hiểm họa TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia lại gia tăng đáng kể...

1
Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ mở đợt cao điểm xử lý nồng độ cồn trên toàn quốc dịp Tết 2016 - Ảnh: Khánh Hà

Rượu, bia đang bị lạm dụng quá mức

Theo TS. Lê Thị Tuyết Mai, Trung tâm Nghiên cứu ATGT (Học viện CSND), hiện nay, trong đời sống hàng ngày, rượu, bia đang bị lạm dụng quá nhiều và để lại những hậu quả đáng tiếc cho mỗi gia đình và cộng đồng. “Đặc biệt, vấn đề người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu, bia gây TNGT là một thực trạng đáng lo ngại hiện nay”, TS. Mai nói.

Theo một cán bộ Phòng 5 (Cục CSGT), hiện tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ngày càng gia tăng và đang ở mức báo động. 70% số vụ TNGT tại Việt Nam có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Hậu quả của các vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất của vụ việc lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản.  

Chia sẻ về vấn đề này, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho rằng, dịp Tết Nguyên đán và các sự kiện lễ hội đang đến gần, sẽ có nhiều người uống rượu, bia. “Trong các vụ TNGT dịp Tết, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn thường do lái xe vi phạm các lỗi lấn làn, chạy quá tốc độ, mất kiểm soát. Một phần nguyên nhân là do lái xe sử dụng chất kích thích thần kinh mà cụ thể là rượu, bia”, ông Hùng nói.

2

Một “ma men” vứt xe máy nằm ngủ ngay mép QL9 (Đoạn Km 45 qua huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) - Ảnh: Duy Lợi

Mở cao điểm xử lý nồng độ cồn trên toàn quốc

Cũng theo ông Hùng, Tết Nguyên đán năm nay được nghỉ dài ngày, nên công tác đảm bảo ATGT phải chuẩn bị tốt. Để ngăn chặn tình trạng lạm dụng rượu, bia, gây TNGT trong dịp này, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có kế hoạch mở đợt cao điểm xử lý người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông trên toàn quốc. Với tư cách là cơ quan thường trực của Ủy ban ATGT Quốc gia, chúng tôi sẽ tham mưu cho Thủ tướng ban hành Công điện chỉ đạo về đảm bảo ATGT dịp Tết, đặc biệt nhấn mạnh việc xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, nhắc nhở người dân “Đã uống rượu, bia - Không lái xe”. Đồng thời, sẽ chỉ đạo các tỉnh, thành tăng cường vận tải công cộng bằng cách đưa xe taxi về các địa phương vì thường vào dịp Tết ở các vùng quê, nhu cầu taxi rất lớn.

"10 năm qua, thị trường bia Việt Nam tăng trưởng mạnh hàng năm (từ 9 - 11%), dự báo từ năm 2012 - 2015 mức tăng trưởng lên đến 15%. Năm 2001, sản lượng bia Việt Nam là 817 triệu lít, đứng thứ 29 trên thế giới, đến năm 2011 đạt 2.780 triệu lít, vươn lên vị trí thứ 13. Trong khu vực châu Á, thị trường bia Việt Nam năm 2004 xếp vị trí thứ 8, hiện nay đứng thứ 3 chỉ sau Trung Quốc, Nhật Bản”.

ThS. Nguyễn Tuấn Phong
Trung tâm Phân tích cơ sở dữ liệu ATGT
Viện Chiến lược và phát triển GTVT

“Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tăng cường kiểm tra việc tổ chức thực hiện công điện này tại các địa phương, nơi nào làm chưa nghiêm sẽ chấn chỉnh, nhắc nhở”, ông Hùng nhấn mạnh và cho biết, mô hình 141 kết hợp giữa TTKS xử lý vi phạm TTATGT với đấu tranh phòng, chống tội phạm trên các tuyến đường là mô hình chuẩn để thực hiện chuyên đề nồng độ cồn. Lực lượng công an xã cũng sẽ được huy động phối hợp với lực lượng tuần lưu của công an huyện, lực lượng tăng cường hỗ trợ của công an tỉnh tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm. CSGT sẽ chỉ đạo chung trong toàn quốc, kể cả Tết cũng không “nể nang” khi xử lý.

Tăng mức phạt vi phạm về nồng độ cồn, Bộ GTVT đang trình Chính phủ dự thảo nghị định thay thế Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt dự kiến ban hành tháng 1/2016. Các hành vi vi phạm đối với người điều khiển ô tô đều được điều chỉnh với mức tăng nặng hơn nhiều lần, đặc biệt là hành vi có tính chất nguy hiểm tới xã hội và ATGT như vi phạm nồng độ cồn. “Lý do phải tăng mức xử phạt đối với nhóm hành vi vi phạm về nồng độ cồn bởi theo thống kê, số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Các vụ TNGT liên quan đến sử dụng rượu, bia thường rất nghiêm trọng cả về tính chất lẫn mức độ thiệt hại về người và tài sản, đe dọa ATGT đối với những người khác”, ông Hùng nói.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục CSGT cho rằng, việc xử lý nồng độ cồn luôn nằm trong kế hoạch của Bộ Công an, bởi đây là hiểm họa không chỉ trực tiếp gây TNGT mà còn ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác do không làm chủ được hành vi. Thiếu tướng Dánh cho biết, sắp tới, Bộ sẽ huy động tất cả lực lượng để đảm bảo công tác ATGT, trong đó có cả lực lượng công an xã cùng tham gia vào kiểm soát, xử lý vi phạm về nồng độ cồn.  

Đại tá Nguyễn Văn Chí, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái cho biết, TNGT xảy ra trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân chủ yếu vẫn là vi phạm về nồng độ cồn. Vì vậy Phòng CSGT Công an tỉnh đã căn cứ vào tình hình thực tế địa phương xây dựng kế hoạch cao điểm xử lý nồng độ cồn dịp cuối năm, trong đó chú trọng trong phối hợp với công an các huyện tập trung xử lý các hành vi vi phạm về nồng độ cồn theo mô hình kinh nghiệm quốc tế.  

Dự thảo nghị định thay thế Nghị định 171 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, dự kiến ban hành vào đầu năm 2016 tới đây, các mức vi phạm nồng độ cồn sẽ bị phạt tiền nặng hơn so với trước đây. Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô, sẽ tăng mức phạt tiền từ 7 - 8 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở (mức 2). Đặc biệt, người có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/lít khí thở (mức 3) sẽ phạt tiền từ 14 - 16 triệu đồng thay vì mức 10 - 15 triệu đồng như trước. Các hành vi ở mức 2 và 3 còn bị tước quyền sử dụng GPLX cao nhất 12 tháng thay vì 2 tháng như hiện nay. Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy, mức phạt cũng tăng gấp đôi. Cụ thể, vi phạm mức 2 sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng và mức 3 là 4 - 6 triệu đồng.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.