• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Ly kỳ đường dây nóng bắt xe “nhồi” khách dịp Tết

16/02/2016, 13:30

Chỉ qua một tin nhắn, một cuộc điện thoại, nhiều trường hợp xe nhồi, bắt chẹt khách, tự ý tăng giá vé dịp Tết...

1

Hành khách bị nhồi nhét trong xe khách BKS 20B-009.36 chở quá số người quy định 59/42 bị lực lượng chức năng Thanh Hóa bắt giữ (Chụp lúc 00h30, ngày 15/2 trên tuyến QL47 đoạn qua địa phận phường Quảng Hưng, TP Thanh Hóa) - Ảnh: Phúc Tuấn

Xe “nhồi” bất ngờ vì bị phát hiện

21 giờ đêm mùng 6/2 (ngày 28 Tết), đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia bật rung báo xe giường nằm của nhà xe Hoàng Trung BKS 47B-01273, chạy từ Vũng Tàu đi Đắk Lắk chở quá hơn 100% số người quy định. Trong khi xe chỉ chở được 39 khách, nhưng nhà xe này đã nhồi đến gần 100 khách.

“Không khí trên xe ngột ngạt, khách không có chỗ ngồi”, nội dung tin nhắn của hành khách ghi rõ.

Nói rõ hơn về trường hợp này, ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia (người cầm 1 trong 12 đường dây nóng) thông tin thêm, người cầm đường dây nóng đã liên tục nhắn tin qua lại với hành khách để nắm tường tận về hành trình, sau đó điện báo cho CSGT các tỉnh có lộ trình xe này chạy qua như: Bình Phước, Đắk Lắk và Đồng Nai để đón lõng. Đến Đồng Nai, chiếc xe này đã bị CSGT bắt giữ trong sự ngạc nhiên của cả nhà xe và hành khách. Chủ xe buộc phải chuyển bớt khách sang xe khác và ký vào biên bản vi phạm.

Trong quá trình hoạt động, đường dây nóng cũng bộc lộ một số bất cập. Sáng 15/2, PV Báo Giao thông thử gọi đến số đường dây nóng của Cục CSGT (069. 42608) đổ chuông nhiều lần, nhưng không có người nhấc máy. Số đường dây nóng của Cục CSGT cũng không thể để lại tin nhắn vì là số máy bàn.

Trường hợp khác, xe khách BKS 47B - 015.42 của nhà xe Phương Thi chạy tuyến Krông Năng (Đắk Lắk) - Bến xe miền Đông (TP Hồ Chí Minh) bị xử lý chỉ bằng một cú điện thoại. Cụ thể, nhà xe này tự ý tăng giá vé từ 215 nghìn đồng lên 450 nghìn đồng và chở quá số người quy định. Cán bộ cầm đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia đã gọi thẳng vào số máy của lãnh đạo công ty chủ quản của nhà xe này yêu cầu hoàn lại tiền cho khách. Chỉ vài phút, lãnh đạo công ty nhắn tin báo lại: “Nhà xe đã trả lại tiền cho hành khách và khi xe về đến bến sẽ xử phạt theo quy định”.

Chia sẻ thêm, ông Đỗ Công Thủy, Vụ phó Vụ Vận tải (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, đường dây nóng của Tổng cục Đường bộ VN năm nay cũng tiếp nhận 86 tin nhắn, cuộc gọi trong dịp Tết và chuyển các cơ quan chức năng xử lý nhiều trường hợp xe khách vi phạm. Điển hình ngày 15/2, qua thông tin phản ánh của hành khách trên QL47 (TP Thanh Hóa), TTGT đã chặn đón kiểm tra và phát hiện xe khách BKS 20B-009.36 chạy hướng Hà Tĩnh - Thái Nguyên vận chuyển quá số người quy định 59/42 người, vượt quá 17 người. Lực lượng chức năng đã xử phạt trên 10 triệu đồng và yêu cầu bố trí trung chuyển khách để tiếp tục hành trình.

Hay như, sáng 13/2 (tức mùng 6 Tết), xe giường nằm BKS 37B - 017.18, 45 chỗ nhưng đã nhồi nhét hơn 70 người. Khi đến địa phận tỉnh Thanh Hóa, CSGT làm việc trên QL1 đã chặn lại để kiểm tra và xử phạt theo quy định với tổng mức phạt 9 triệu đồng. Với lỗi nhồi nhét, các xe khách trên đã bị phạt lỗi kép (phạt cả lái xe và doanh nghiệp chủ quản) với mức từ 9 - 12 triệu đồng.

Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, tổng hợp trong 9 ngày nghỉ Tết Bính Thân, 12 số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia nhận được gần 280 lượt tin báo (trung bình hơn 30 tin/ngày). Nội dung phản ánh về tình trạng vận tải hành khách như tự ý tăng giá vé, nhồi nhét hành khách. Các tin phản ánh của người dân đều được các cán bộ trực tiếp nhận và nhanh chóng phối hợp cùng các lực lượng chức năng tại các địa phương kiểm tra xác minh và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật

2

 Thanh tra giao thông Thanh Hóa bắt giữ xe khách BKS 20B-009.36 chở quá số người quy định

Cuộc gọi, tin nhắn giả giảm mạnh

Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Uông Việt Dũng cho biết, việc nhận tin và xử lý vi phạm bằng số đường dây nóng là biện pháp nhanh, hiệu quả rõ rệt để trợ giúp cho người dân có thể kịp thời phản ánh những vi phạm của các đơn vị kinh doanh vận tải đối với cơ quan chức năng. “Đây là kênh thông tin quan trọng để các cơ quan quản lý nắm bắt được tình hình thực tế, kịp thời chỉ đạo xử lý, đảm bảo ATGT, lập lại trật tự vận tải”, ông Dũng nói.

Cũng theo ông Dũng, số cuộc gọi, tin nhắn giả đến các đường dây nóng năm nay giảm so với dịp Tết năm ngoái. “Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, các số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia đều được công bố rộng rãi từ sớm và có hướng dẫn cụ thể cho người dân cách thức sử dụng. Vì vậy, năm nay, số lượng phản ánh không chính xác hoặc cố tình quấy rối giảm đột biến so với cùng kỳ Tết Ất Mùi 2015, giảm đến 76%. Chỉ có lác đác vài trường hợp “gọi thử” xem đường dây nóng có hoạt động không”, ông Dũng nói và cho biết, trong dịp Tết Ất Mùi, 10 số điện thoại đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia nhận tới gần 1.200 lượt tin báo, nhưng có đến 30% số cuộc gọi là phá rối, chống phá, phản ánh sai sự thật với mục đích cạnh tranh không lành mạnh.

“Tết năm nay, đường dây nóng của Ủy ban ATGT Quốc gia gần như không có tình trạng quấy phá”, ông Dũng thông tin, đồng thời lý giải nguyên nhân giảm cuộc gọi, tin nhắn đến đường dây nóng là do công tác chăm lo vận tải của các cơ quan chức năng rất tốt. Hơn nữa, lượng khách lựa chọn loại hình vận tải hàng không tăng gần 25%, đã giảm áp lực nhiều cho đường bộ. Bên cạnh đó, việc đổi mới, cải tiến phương thức bán vé tàu hỏa, ô tô, máy bay đã tạo thuận tiện cho hành khách, giảm áp lực cho hành khách mua vé. Nhiều trường đại học, nhà máy, khu công nghiệp tổ chức chương trình hỗ trợ phương tiện đưa công nhân, sinh viên nghèo về quê ăn Tết. 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.