• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Luật hóa quy định bảo vệ trẻ khi đi ô tô

07/05/2022, 10:27

Kết quả khảo sát các nhân viên bán xe cho biết, khách hàng không bao giờ quan tâm trên xe có móc an toàn cho trẻ hay không.

Trong nhiều vụ tai nạn liên quan đến ô tô, một số trẻ nhỏ lẽ ra đã không thiệt mạng.

Trong bối cảnh số lượng ô tô ngày càng tăng, đường cao tốc ngày càng nhiều, việc sớm ban hành các quy định về thiết bị an toàn để bảo vệ trẻ là yêu cầu cấp thiết.

Hiện nhiều người vẫn đang hiểu lầm khi cho rằng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô chỉ đơn giản là chiếc ghế ngồi. (Ảnh minh họa)

“Bỏ quên” thiết bị an toàn cho trẻ trên ô tô

Trên thực tế, đã có những vụ tai nạn đau lòng liên quan đến trẻ em do nguyên nhân không có thiết bị an toàn.

Điển hình là vụ tai nạn thương tâm trên QL20 khi chiếc xe ô tô mang BKS 60A - 591.78 khi tới khúc cua đoạn địa phận xã Đạ M’ri, huyện Đa Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã bất ngờ mất lái lao vào vách đá ven đường. Hậu quả khiến 1 cháu bé 8 tuổi tử vong, 3 người khác bị thương phải đưa đi cấp cứu.

Kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn của lực lượng chức năng cho thấy, hầu hết người ngồi trên xe đều không cài dây an toàn.

Nhiều chuyên gia cho rằng, trong trường hợp này, nếu em bé ngồi trên xe được sử dụng thiết bị an toàn sẽ không thiệt mạng.

Nói về việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông, PGS. TS. Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương (ĐH Y tế Công cộng) đưa ra con số khiến nhiều người giật mình: Chỉ có 19 trường hợp trẻ em được bảo vệ bằng các thiết bị an toàn chuyên dụng trong tổng số 15.000 trường hợp được khảo sát.

“Chúng tôi đã khảo sát gần 15.000 xe ô tô cá nhân tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM từ tháng 1 - 2/2022. Trong số này, 7,4% xe có chở theo trẻ em dưới 10 tuổi nhưng chỉ 1,3% xe có thiết bị an toàn cho trẻ em.

Đáng chú ý, trong 15.000 xe này, chúng tôi chỉ ghi nhận được 19 trường hợp trẻ em ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng”, TS. Cường nói và nhấn mạnh: Với hàng triệu xe trong cả nước con số này không nhỏ. Nếu không có biện pháp bảo vệ, số lượng thương tật hay tử vong ở trẻ em sẽ gia tăng trong thời gian tới.

Cũng theo ông Cường, 19 trường hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đều là những người từng công tác, học tập và làm việc tại nước ngoài - nơi có những quy định bắt buộc trẻ em nhỏ phải ngồi trong những thiết bị an toàn dành riêng.

“Kết quả khảo sát các nhân viên bán xe cho biết, khách hàng không bao giờ quan tâm trên xe có móc an toàn cho trẻ hay không. Ngay bản thân nhân viên bán xe cũng không biết chốt an toàn nối ghế là gì.

Các hãng xe cũng không chú ý thiết bị an toàn cho trẻ bao gồm hướng dẫn, chỉ dẫn cho cha mẹ các nội dung liên quan đến thiết bị an toàn trẻ em. Nguyên nhân một phần do chúng ta không quy định trong các văn bản pháp luật”, TS. Cường nêu rõ.

Đồng quan điểm, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho hay, tới đây số lượng và mức độ sử dụng ô tô sẽ ngày càng tăng, kéo theo đó là nguy cơ TNGT.

Năm 2021, có 35% số vụ TNGT do người lái xe ô tô gây ra. Nếu so sánh số lượng ô tô chiếm chưa đến 5% tổng số phương tiện cơ giới thì đây là tỷ lệ khá cao.

“Mức độ thương vong nghiêm trọng do người đi ô tô không sử dụng dây an toàn và thiết bị an toàn ngày càng tăng. Kết quả khảo sát vào năm 2019, chỉ có 4/10.000 xe ô tô có thiết bị an toàn cho trẻ em.

Nguyên nhân cơ bản nhất là do chúng ta chưa có quy định. Thậm chí chúng ta còn chưa có quy định trẻ em có được ngồi ghế trước hay không”, ông Hùng chia sẻ.

Sớm có quy định để bảo vệ trẻ nhỏ

Tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (tách từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành), Bộ Công an đề xuất: “Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người không được ngồi cùng hàng ghế của lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. Trẻ em dưới 4 tuổi được chở bằng ghế thiết kế riêng dành cho trẻ em”.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, quy định trên còn “yếu”, chưa bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ em khi tham gia giao thông.

PGS. TS. Phạm Việt Cường cho rằng, dự thảo Luật mới chỉ đề cập đến việc cấm trẻ em ngồi ở hàng ghế trên và bắt buộc trẻ nhỏ (dưới 4 tuổi) phải có ghế chuyên dụng.

TNGT đường bộ là nguyên hàng đầu gây ra tử vong ở nhóm trẻ từ 5 - 9 tuổi tại Việt Nam. Trong đó, số lượng trẻ tử vong do tai nạn ô tô ngày càng tăng qua các năm. Thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô nếu được đưa vào các quy định pháp luật và thực thi tốt sẽ giúp kéo giảm TNGT cho trẻ em.

Ông Trần Hữu Minh. Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia


“Cần sớm có quy định pháp luật liên quan đến thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em nhỏ hơn 12 tuổi hoặc có chiều cao dưới 1,35m. Bên cạnh đó quy định tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị an toàn cho xe ô tô bao gồm chốt, đệm an toàn, ghế nâng và bắt buộc các hãng xe phải có khi bán xe cho khách”, ông Cường đề xuất.

Đồng quan điểm, TS. Trần Hữu Minh, Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, trong điều kiện đang trống quy định pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ em, đề xuất của Bộ Công an có ý nghĩa lớn.

Tuy nhiên, so với thông lệ quốc tế đề xuất này chưa đủ mạnh, mới bảo vệ được nhóm trẻ em dưới 4 tuổi.

“Dây an toàn chỉ có tác dụng đối với người lớn mà không có hiệu quả đối với trẻ em. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hiệu quả thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô. Tại Việt Nam, việc thực hiện quy định này hoàn toàn khả thi’, ông Minh nói.

Cũng theo ông Minh, nhiều người đang hiểu lầm khi cho rằng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô chỉ đơn giản là chiếc ghế ngồi.

“Ghế chỉ là 1 trong nhiều thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô. Thiết bị đó có thể là dạng nôi dành cho trẻ dưới 2 tuổi, ghế dành cho trẻ 0 - 6 tuổi, có thể là ghế hay đệm nâng cho trẻ dưới 12 tuổi thắt dây an toàn”, ông Minh nói.

Theo ông Minh, qua nghiên cứu, dây an toàn trên xe ô tô được thiết kế cho người trưởng thành và có tác dụng rất nhỏ đối với trẻ em.

Do vậy cần thiết phải có thiết bị an toàn dành riêng cho đối tượng đặc biệt này và phải được luật hóa sớm tại Việt Nam. Từ đó các cơ quan chức năng có cơ sở để tổ chức thực thi cũng như có những bộ tiêu chuẩn, quy định cụ thể về thiết bị này.

Theo TS. Evelyn Murphy, chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em dưới 12 tuổi có cấu tạo cơ thể khác người lớn.

Trong khi đó, dây an toàn của ô tô lại chỉ thiết kế cho người trưởng thành. Do vậy trẻ em cần có những thiết bị an toàn như ghế chuyên dụng, được thiết kế để giữ cố định trẻ ở tư thế ngồi hay nằm quay mặt lên trên.

Cũng theo chuyên gia này, trẻ em có phần đầu chiếm tỷ trọng lớn nên dễ bị chấn thương nặng khi gặp va chạm hoặc thậm chí phanh gấp.

Sử dụng thiết bị an toàn phù hợp và lắp đặt đúng cách có thể giảm ít nhất 60% số trường hợp tử vong ở trẻ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.