• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

Lo mất an toàn, dân góp hàng trăm triệu làm đường gom

14/03/2016, 09:14

Sau gần hai năm triển khai, người dân khu Phố Mới chuẩn bị có con đường gom do họ tự bỏ tiền làm...

16

Bà con khu Phố Mới khẩn trương thi công đường gom dọc đường sắt, đảm bảo an toàn

Chỉ tay về phía mấy chiếc máy xúc đang nạo vét máng nước thủy lợi và san ủi đất phía Công ty Bao bì Việt Hưng, Tổ trưởng dân phố Phùng Văn Linh phấn khởi: “Rốt cuộc cũng làm được, tiền của dân đóng góp đấy”. Nhưng ông cũng búc xúc: “Có mấy chục mét đấu nối mà mất gần hai năm mới khởi công được”.

Rồi ông Linh kể “hành trình” 40 hộ dân thuộc Phố Mới, thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đơn từ khắp nơi lo thủ tục để được phép tự làm đường gom. Khu phố này chạy dọc QL5 đi Hải Phòng và liền kề đường sắt. Muốn đi chợ, bà con khu phố đi xuôi xuống ngã tư cách đó khoảng hơn một cây số về phía Hải Phòng, đúng chiều đường. Nhưng để quay trở về họ phải quay ngược lại phía làn đường bên kia và đi đến tận Phú Thụy mới có chỗ quay đầu xe, khiến quãng đường xa hơn 3 - 4 km. Vì thế, bà con toàn chọn cách đi ngược chiều cho gần, nhưng rất nguy hiểm, vừa phạm luật vừa mất an toàn.

“Nhiều người trong khu này bị tai nạn, gãy chân, gãy tay rồi. Chính vì thế, bà con mong mỏi có đường cho dân đi an toàn”, ông Linh cho hay.

Đầu năm 2014, dân làm đơn xin chính quyền cho tự góp tiền đặt cống ở máng thủy lợi và san lấp mặt bằng đấu nối giữa đường huyện với đường trước cửa nhà dân, mất khoảng 150 triệu đồng. Còn đường gom phía dân cư, trước cửa nhà nào nhà đó tự làm để lấy lối đi.

“Huyện rất ủng hộ, nhưng muốn đặt cống to hơn nên mất thời gian tìm nguồn hỗ trợ. Có nguồn rồi, huyện giao xã, nhùng nhằng mãi mất gần hai năm… May mà phía đường sắt nhiệt tình thúc đẩy thủ tục hộ dân nên bây giờ mới giao mặt bằng cho dân tự triển khai thực hiện. Gì chứ giao cho dân chúng tôi thì nhanh lắm, chỉ tháng rưỡi là xong”, ông Linh khẳng định.

Chia sẻ điều này, ông Nguyễn Thanh Phương, Trưởng phòng Đường ngang Công ty CP Quản lý đường sắt Hà Hải, đơn vị quản lý đường sắt tuyến Hà Nội - Hải Phòng cho biết, ngành Đường sắt rất ủng hộ và mong muốn bà con làm đường gom để đảm bảo an toàn. Khu vực này nằm trong kế hoạch làm đường gom theo Quyết định 1856 về đảm bảo ATGT đường sắt của Chính phủ. Tuy nhiên, do không có vốn nên chưa làm được và cũng không thể hỗ trợ bà con làm.

Giá trị công trình theo phương án của huyện lên đến khoảng 700 triệu đồng, trong đó Ban ATGT huyện hỗ trợ 220 triệu đồng đặt cống; Dân đóng góp lên đến 430 triệu đồng. “Dân nhiệt tình lắm, 430 triệu đồng mà một tuần là đóng xong hết vì bà con chờ mãi rồi”, ông Linh nói.

Anh Đinh Xuân Khang, chủ cơ sở sản xuất nhựa khẳng định: “Đóng tiền giúp cuộc sống hàng ngày của mình an toàn hơn thì ai cũng ủng hộ hết”. Rồi anh cho biết, bà con sẽ đóng tiền tiếp để làm luôn điện chiếu sáng đường gom.

Khởi công ngày 29/2, chỉ khoảng một tháng nữa, người dân khu phố này có con đường đi lại an toàn như mong ước. Theo ông Phương, Công ty CP Đường sắt Hà Hải sẽ chi kinh phí làm hàng rào ngăn đường bộ - đường sắt nối hàng rào phía khu dân cư với phía Công ty Bao bì Việt Hưng để đảm bảo ATGT cho đường sắt.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.