• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Linh hoạt các biện pháp phối hợp chống xe quá tải

03/11/2016, 09:09
image

Nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt trong việc chỉ đạo, phân công để duy trì hoạt động kiểm soát tải trọng xe.

19

Tại trạm cân KTTTX Bắc Giang, lực lượng liên ngành gồm TTGT, CSGT, Công an tỉnh vẫn phối hợp kiểm xe phương tiện vận tải chở hàng hóa

Sau khi kế hoạch liên ngành chống xe quá tải kết thúc tại nhiều địa phương đã chủ động, linh hoạt trong việc chỉ đạo, phân công để duy trì hoạt động kiểm soát tải trọng xe (KSTTX). Ngành GTVT cũng đang khẩn trương hoàn thiện, bổ sung các quy định mới về tổ chức và hoạt động của trạm cân; Tăng cường các điều kiện để phát huy thẩm quyền cho lực lượng TTGT, công chức thanh tra để nâng cao hiệu quả KSTTX.

Nhiều trạm cân vẫn phối hợp liên ngành

Sáng 1/11, PV Báo Giao thông có mặt tại Km 97+950 QL1, đoạn qua xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang, nơi đặt Trạm KSTTX lưu động Bắc Giang của liên ngành GTVT, Công an tỉnh. Tại đây, hàng ngày có ba ca trực, mỗi ca trực có hai cán bộ CSGT, ba CSCĐ, hai TTGT và cán bộ trạm cân. Khi phát hiện xe vi phạm, lực lượng CSGT ra tín hiệu dừng xe, TTGT hướng dẫn lái xe đưa phương tiện vào trạm để cân, nhân viên trạm cân vận hành trang thiết bị và quản lý chung, CSCĐ hỗ trợ nhiệm vụ.

>>>Xem thêm video:

Khoảng 10h45, khi ca trực liên ngành đang kiểm tra tải trọng các phương tiện trên tuyến thì phát hiện xe tải BKS 98C-118.81 chạy hướng Lạng Sơn - Bắc Giang có dấu hiệu cơi nới thành thùng xe, CSGT ra tín hiệu dừng xe, nhưng lái xe rú ga vượt trạm. Ngay lập tức, hai cán bộ CSGT sử dụng xe chuyên dụng truy đuổi, khoảng 10 phút sau xe tải bỏ chạy được đưa về trạm cân. Sau khi kiểm tra và xác định phương tiện vi phạm kích thước thành thùng, lái xe Nguyễn Văn Khánh đã ký biên bản vi phạm.

"Theo đánh giá mới nhất của Tổng cục Đường bộ VN, sau khi kết thúc kế hoạch phối hợp, lực lượng công an rút khỏi một số trạm cân thì tỷ lệ xe quá tải/số xe được kiểm tra tại các trạm cân lưu động đã tăng lên 45%. Con số này không phản ánh tình trạng xe quá tải tăng hơn trước mà là do công tác phát hiện, dừng xe có dấu hiệu chở quá tải có xác suất sát với thực tế hơn trước”.

Ông Đặng Văn Trung
Phó vụ trưởng Vụ ATGT
(Tổng cục Đường bộ VN)

Ông Dương Văn Thanh, Trạm trưởng Trạm KSTTX cho biết: “Nếu chỉ có lực lượng TTGT và trạm cân, với tình huống xe bỏ chạy như trên, sẽ không thể truy đuổi và xử lý được vi phạm. Khi có lực lượng CSGT, CSCĐ, việc dừng xe, xử lý vi phạm thuận lợi và hiệu quả hơn”.

Hiện, Trạm KSTTX lưu động Bắc Giang đang hoạt động theo Quyết định số 196/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh, quy định rõ lực lượng phối hợp gồm TTGT, CSGT, Công an tỉnh; Kiểm soát quân sự thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh. Ở các huyện, thành phố của Bắc Giang đều có tổ liên ngành xử lý xe quá tải gồm: CSGT huyện, cán bộ phòng kinh tế hạ tầng, đội quản lý trật tự Công an huyện…

Trung tá Ngô Văn Phục, Phó trưởng phòng CSGT Bắc Giang cho biết, theo quyết định của UBND tỉnh, hiện CSGT Bắc Giang đang tham gia hoạt động tại trạm cân với tư cách là thành viên dưới sự chỉ huy của Trạm trưởng thuộc ngành GTVT. “Việc duy trì sự phối hợp giữa CSGT và TTGT trong công tác KSTTX tại trạm cân tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng địa phương”, Trung tá Phục nhìn nhận.

Tại Thái Bình, công tác KSTTX tại trạm cân cũng đang được liên ngành TTGT, Công an duy trì thực hiện. Ông Trịnh Xuân Hảo, Chánh thanh tra Sở GTVT Thái Bình cho biết, liên ngành duy trì hoạt động KSTTX dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh. “Nếu TTGT làm độc lập, chắc chắn sẽ giảm hiệu quả xử lý xe quá tải tại các trạm cân, bởi thẩm quyền của TTGT trong xử lý vi phạm giao thông không được như CSGT. Như vậy, nhân, vật lực đầu tư cho các trạm cân sẽ lãng phí, không phát huy được hiệu quả KSTTX như trước”, ông Hảo nhìn nhận.

Tương tự, tại tỉnh Lạng Sơn, liên ngành vẫn duy trì công tác KSTTX theo Quyết định số 954 của UBND tỉnh. Theo đó, lực lượng phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm tại trạm cân bao gồm 7 TTGT; 7 CSGT; Còn các lực lượng do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan cử phối hợp thực hiện nhiệm vụ tại trạm khi cần thiết theo đề nghị của Sở GTVT.

Hướng tới cân xe tự động và “phạt nguội”

Theo ông Đặng Văn Trung, Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN), sau khi kết thúc Kế hoạch liên ngành 12593/KHPH-BGTVT-BCA, các trạm cân vẫn duy trì việc thực hiện KSTTX trên tất cả các tuyến đường. Các trạm cân được giao cho các Sở GTVT để thực hiện công tác KSTTX trên địa bàn. Bên cạnh đó, giao các Cục QLĐB thực hiện việc KSTTX trên một số tuyến quốc lộ trọng điểm.

Như vậy, các trạm cân sẽ hoạt động theo hai dạng, hoặc UBND tỉnh chỉ đạo duy trì lực lượng liên ngành như trước; Hoặc lực lượng công an rút thì TTGT địa phương duy trì hoạt động có sự tăng cường của lực lượng TTGT các Cục QLĐB.

Đối với hệ thống cân lắp trên các tuyến đường, đặt tại các trạm thu phí BOT và đặt độc lập trên đường bộ, ông Trung cho biết, hiện tổng cục đã trình Bộ GTVT Thông tư quy định sử dụng kết quả cân xe để phát hiện vi phạm, làm căn cứ xử phạt. Nếu được phê duyệt, dự kiến đầu năm 2017 thông tư này sẽ có hiệu lực, kết quả KSTTX tại các trạm cân tự động này sẽ được sử dụng để xử lý vi phạm. Theo quy hoạch sẽ có 50 trạm cân trên các tuyến đường, trong đó giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2020) sẽ có 28 trạm. Tất cả các xe qua các trạm cân lắp tại các trạm thu phí hoặc trạm cân độc lập đều được KSTTX.

“Chúng tôi đang nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống thiết bị cân KSTTX theo hướng tự động, dữ liệu sẽ kết nối đường truyền và cung cấp trực tuyến các dữ liệu liên quan của phương tiện (do Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý) cho các cơ quan chức năng để phục vụ việc KSTTX và xác định vi phạm. Kết quả cân xe sẽ được chuyển cho lực lượng chức năng xử phạt, trong đó có “phạt nguội”, ông Trung nói.

Được biết, Tổng cục Đường bộ VN đã trình Bộ GTVT kế hoạch tăng cường công tác KSTTX và dự thảo Thông tư Quy định sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (trong đó có thiết bị cân KSTTX) phục vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB. Bên cạnh đó, rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Dự thảo và ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 10/2012/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Trạm KSTTX trên đường bộ. Đồng thời, bổ sung quy định và thẩm quyền cho lực lượng TTGT, công chức thanh, kiểm tra, xử phạt tại các cơ sở đầu nguồn hàng mà không có chức năng dịch vụ vận tải, xếp dỡ hàng hóa; Nghiên cứu bổ sung quy định từ chối phục vụ đối với phương tiện vi phạm về tải trọng khi lưu thông trên đường bộ trên cơ sở quy định của Luật GTĐB.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.