• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Gương sáng giao thông

“Lính” điều tiết canh ghềnh đá sông Lô

13/03/2016, 14:50

Hễ đến mùa nước cạn, những người “lính” điều tiết đường sông lại lặng lẽ đi tàu ngược lên phía thượng nguồn sông Lô...

3
Điều tiết phương tiện thủy báo hiệu cho phương tiện qua khu vực đá ngầm

Năm nào cũng vậy, hễ đến mùa nước cạn, những người “lính” điều tiết đường sông lại lặng lẽ đi tàu ngược lên phía thượng nguồn sông Lô để cắm chốt canh luồng, giúp tàu, thuyền vượt qua dãy ghềnh đá của dòng sông Lô hiểm trở.

Nơi hiểm trở mùa nước cạn

Chỉ chục phút đứng trên chiếc tàu công tác của anh em ở Trạm điều tiết đảm bảo giao thông đường thủy phía thượng nguồn sông Lô (thuộc Công ty CP Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 1), mọi suy nghĩ của tôi về vẻ đẹp sông nước hữu tình nơi đây tan biến, chỉ còn lại cảm giác lạnh buốt đến thấu xương mỗi khi có cơn gió táp đến. Thấy tôi đứng co ro, Phó trạm Nguyễn Trọng Vinh đang phụ trách kíp trực 6 người bảo: “Gió trên mặt sông không mát mẻ như người đứng trên bờ tưởng đâu. Trời rét thì thấu xương tủy, nhưng mùa hè lại rất nóng. Anh em chúng tôi ở đây ai cũng viêm mũi, viêm họng cả đấy”.

Trong lúc trò chuyện, người trạm phó không quên nhắc anh em mặc áo phao, thao tác đúng quy trình mỗi khi đi xuồng ra điều tiết tàu thuyền qua đoạn luồng có ghềnh đá hiểm trở cách chỗ chúng tôi đứng chừng vài trăm mét. Khi có tàu thuyền qua, anh em làm điều tiết lại căng cờ làm hiệu. Khi tàu đông, anh em dùng loa thông báo, lái ca nô chạy ngược xuôi để yêu cầu các phương tiện giữ khoảng cách, đi theo hàng một và chếch theo đúng hướng chập tiêu báo hiệu đường thủy để tránh dạt vào các mỏm đá. Có tàu đang chạy bị đuối máy nên phải rú ga lấy đà, gầm lên phun ra lùm khói đen ngòm. Qua được luồng an toàn, thuyền viên chạy ra boong vẫy tay chào người thợ đường sông như thay cho lời cảm ơn.

"Chúng tôi thường xuyên phải xa nhà, nên đến đâu cũng phải bám lấy người dân địa phương, đến với công việc của thôn, xóm. Khi có việc gì xảy ra liên quan đến ATGT đường thủy, chính quyền, người dân đều thông tin, hỗ trợ nhiệt tình”.

Anh Nguyễn Trọng Vinh
Phó trạm Điều tiết giao thông đường thủy sông Lô

Đưa chúng tôi thị sát gần dải đá ngầm, anh Vinh cho biết, đoạn hiểm trở này thuộc Km45 - Km46 sông Lô, một bên bờ thuộc huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, còn bên kia là huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Ngay chính giữa sông và bên phải tuyến là các bãi đá ước rộng hàng nghìn m2, chưa kể một số mô đá nổi gần đó, tựa như bãi chắn ngầm dưới sông. Quanh dải đá là các phao tiêu màu đỏ, màu xanh dùng để giới hạn, thông báo phạm vi luồng chạy tàu an toàn.

“Mỗi năm có đến 6-7 tháng là mùa nước cạn, dải đá ngầm tự nhiên ở giữa sông lại nổi lên, khiến đoạn này trở nên hiểm trở nhất sông Lô. Dòng nước xuôi về phía hạ lưu, gặp ghềnh đá nên luồng chạy tàu bị đổi, thành luồng xiên”, anh Vinh giải thích và cho biết thêm, tàu đi từ phía thượng lưu xuống phải đi ngang, rồi chếch mũi theo đúng chập tiêu để qua, chứ lệch là va phải đá ngầm. Nhiều khi phải đánh tàu to ra để hoa tiêu cho phương tiện qua lại. Trường hợp nào chớm dính cạn lập tức phải hỗ trợ cứu cạn ngay.

Cũng theo lời anh Vinh, trung bình mỗi ngày - đêm có khoảng 300 tàu, thuyền qua đây, có tàu trọng tải đến hơn nghìn tấn, chủ yếu chở cát, sỏi, quặng, gỗ dăm từ phía thượng lưu xuống và phía ngược lại có cát đen, than đá và gần đây có cả tàu chở gạo. Các thuyền trưởng thường đón con nước thuận nhất để đi và cũng mừng vì từ đầu mùa cạn đến nay chưa có sự cố tàu, thuyền nào xảy ra.

Tàu là nhà, dân ven bờ là bạn

Anh Đỗ Văn Nhiên, máy trưởng và là Tổ trưởng Công đoàn trạm điều tiết cho biết, thời gian trực chốt của trạm trong năm trước là 197 ngày, còn năm nay tùy thuộc vào diễn biến của thủy văn và phương án được Cục Đường thủy nội địa VN phê duyệt. Cả trạm có 12 người, nhà ai gần nhất cũng cách nơi làm việc 40-50 km, nên thường đổi ca trực để mỗi tuần được về nhà trọn vẹn một ngày.

Còn những ngày ở trạm, mọi người vừa thay nhau làm việc vừa tranh thủ nấu nướng, tắm giặt. Tàu cũng là nhà, cuộc sống của anh em ở đây chủ yếu gói gọn trong không gian vài chục m2 của hai chiếc tàu công tác, được bố trí những chiếc giường tầng đơn sơ và đồ dùng sinh hoạt thiết yếu nhất. Cứ 5 ngày một lần, khi trên bờ có phiên chợ, một người lại lên bờ mua sắm lương thực, thực phẩm, còn nước sinh hoạt được lấy từ sông lên. Tiền mua sắm lương thực do anh em cùng “cơm đóng gạo góp”, chắt bóp chi tiêu để dành dụm lương mang về nhà.

Theo anh Nhiên, với công việc thì ai vào việc nấy, lúc rảnh rỗi, anh em lại mang cần đi câu cá để giải trí, tập văn nghệ, thể thao để tham gia khi có sự kiện do công ty tổ chức hoặc lên bờ đến thăm hỏi những nhà dân sống gần đấy. “Làm việc nơi bờ sông, bãi sú hiu hắt, không được như trên bờ nhưng làm thợ đường sông ở đâu cũng thế. Ăn, ngủ trên tàu, uống nước sông hay sự khắc nghiệt của mưa dầm, gió bấc rồi cũng quen. Mình đã sống trong nghề, phải yêu nghề mới yên tâm, mới làm việc tốt được”, anh Nhiên vui vẻ nói.

Người thợ có thâm niên 24 năm trong nghề Trần Ngọc Thu chia sẻ, nghề đường thủy là vậy, chủ yếu ở nơi bờ sông, bãi sú, “sống chung với dĩn” (một loại muỗi)… Quan sát cách ứng xử của những người thợ điều tiết giao thông đường sông nơi đây, tôi phần nào thấy được sự chân thành và trách nhiệm của họ trong công việc.

Bà Phạm Thị Hương Giang, Phó giám đốc Công ty CP Quản lý đường thủy nội địa số 1 cũng chia sẻ, ngoài trạm điều tiết này, công ty cũng được giao điều tiết giao thông mùa cạn tại khu vực ngã ba sông Hồng - sông Lô để phục vụ giao thông thủy thông suốt. “Công việc tại các trạm điều tiết giao thông thật sự vất vả. Vì vậy, lãnh đạo công ty cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để anh em yên tâm công tác, gắn bó với nghề”, bà Giang nói. 

Tai nạn giao thông đường thủy tăng 15% năm 2015

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.