• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Lắp camera trị tận gốc xe hợp đồng trá hình

07/06/2017, 07:12

Các xe cần lắp định vị GPS và camera để nâng cao khả năng quản lý, kiểm tra giám sát, nộp thuế đầy đủ.

1

Công ty Phương Trang gắn thiết bị giám sát hành trình và camera trên hơn 1.000 phương tiện để nâng cao chất lượng dịch vụ - Ảnh: Phan Tư

Trước vấn nạn xe hợp đồng trá hình hoạt động như xe tuyến cố định, “né” nhiều loại thuế, phí, gây rối loạn thị trường kinh doanh vận tải, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bằng quy định bắt buộc lắp camera trên xe khách để giám sát chặt.

Lợi lớn từ việc nhỏ

Xe hợp đồng trá hình đang là “vấn nạn” nhức nhối nhiều năm nay chưa giải quyết được. Chia sẻ với Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, thời gian qua phát sinh nhiều hình thức xe hợp đồng trá hình, xe hợp đồng du lịch nhưng chạy như tuyến cố định. Hiện, còn thêm Limousine rồi Uber nữa nên càng nhức nhối. “Chúng tôi chỉ mong các loại hình vận tải được quản lý chặt. Các điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch hơn, đồng thời bình đẳng về các ràng buộc tiêu chuẩn, đặc biệt về thuế”, ông Thanh nói.

Để thu được thuế, hạn chế xe hợp đồng trá hình, ông Thanh cho rằng, đến lúc phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ bằng việc lắp camera giám sát trên xe. Khi lắp camera kết hợp với thiết bị giám sát hành trình (GSHT) sẽ giám sát được toàn bộ hành trình, lịch trình của từng chuyến đi, đặc biệt là giám sát số lượng hành khách của từng chuyến xe, qua đó sẽ tính toán được doanh thu của doanh nghiệp và sẽ thu được thuế. Giải pháp này còn hạn chế được việc phải rải nhân lực trên đường để kiểm tra, giám sát.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP xe khách Phương Trang - Phương Trang FUTA Bus Lines cho rằng, phải áp dụng công nghệ mới kiểm soát được xe trá hình lách luật. Bất kể kinh doanh loại hình vận tải nào, các xe vẫn cần lắp định vị GPS và camera để nâng cao khả năng quản lý, kiểm tra giám sát các doanh nghiệp, đảm bảo nộp thuế đầy đủ.

“Hiệu quả của việc lắp camera giám sát sẽ rất lớn vì là cơ sở để chúng ta tiến tới liên thông dữ liệu của Bộ GTVT với Bộ Tài chính để quản lý doanh thu, đảm bảo các chế độ chính sách, nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước của doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo nộp đầy đủ, không ai trốn thuế. Chúng tôi không quan trọng là loại hình vận tải như thế nào, miễn là nộp thuế đầy đủ, bình đẳng để cạnh tranh và phục vụ hành khách tốt hơn”, ông Dũng nói.

2

Việc lắp camera trên xe khách giúp kiểm soát lượng hành khách, lịch trình xe và diễn biến chuyến đi - Ảnh: IT

Sẽ cụ thể hóa trong luật

Dù hiệu quả của việc lắp thêm camera giám sát là không phải bàn cãi, tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thu Hiền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN, Luật GTĐB hiện chỉ quy định phải lắp thiết bị GSHT, còn lắp camera giám sát là bước nâng cao hơn nữa, ảnh hưởng đến điều kiện đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. “Về phía doanh nghiệp, chúng tôi khuyến khích triển khai hoạt động lắp camera giám sát cho các phương tiện để kiểm đếm, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, vẫn còn nhiều doanh nghiệp mới chỉ thực hiện giám sát chất lượng dịch vụ vận tải bằng con người, cử cán bộ thanh tra trên tuyến. Việc này chưa đưa vào quy định vì còn cân nhắc đến khả năng đầu tư của doanh nghiệp”, bà Hiền cho biết.

Đề cập rõ hơn về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, tương tự như xe chở quá tải, mục tiêu của xe hợp đồng trá hình cũng là vì lợi nhuận, họ lách luật để tạo lợi nhuận thông qua việc né thuế. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến xe hợp đồng trá hình bùng nổ.

Dẫn chứng cụ thể trong công tác đào tạo, sát hạch lái xe, Thứ trưởng Thọ cho biết, trước đây dư luận có nhiều bức xúc về tiêu cực trong phần thi 2km đường trường. Dù có thày giáo giám sát nhưng tiêu cực vẫn có thể xảy ra. Trước thực trạng đó, Tổng cục Đường bộ VN đã lắp camera, thiết bị GSHT để giám sát xe sát hạch. Đến nay, dư luận không còn hoài nghi về tiêu cực trong lĩnh vực này nữa.

“Cần phải nghiên cứu giải pháp quản lý chặt hơn về thuế với đối tượng này bằng giải pháp lắp camera để giám sát lượng hành khách vận chuyển từng xe của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Thọ nói và cho biết, cần phải mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận tải. Hiện, việc lắp camera trên đường để phạt nguội đang phát huy hiệu quả, nâng cao ý thức của người dân và lái xe.

“Luật GTĐB 2008 chưa đưa được hết các vấn đề của thực tiễn hiện nay. Chẳng hạn như, mới chỉ đưa được thiết bị GSHT với các chức năng giúp cho công tác quản lý nhà nước. Tới đây, khi sửa Luật GTĐB sẽ đưa vấn đề này vào và xây dựng chính sách kết nối giữa Bộ GTVT và Bộ Tài chính để chia sẻ dữ liệu từ thiết bị GSHT và camera về hành trình, lịch trình chuyến đi, tần suất chạy xe, số khách chở trên từng xe của doanh nghiệp để trên cơ sở này cơ quan thuế có thể tính toán doanh thu và thu được thuế của doanh nghiệp”, Thứ trưởng Thọ khẳng định.

Hiệu quả việc sử dụng gắn camera trên xe buýt

Thời gian qua, TP HCM đã triển khai lắp đặt camera trên hệ thống xe buýt công cộng. Ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng TP HCM cho biết, hiện phòng điều hành giám sát camera xe buýt của trung tâm quản lý hơn 3.000 xe buýt, trong đó có 106 tuyến trợ giá và 35 tuyến không trợ giá. Các nhân viên làm việc tại Trung tâm Điều hành trực tuyến xe buýt sẽ giám sát từ chuyến xe buýt đầu tiên trong ngày bắt đầu lúc 4h30 đến chuyến xe buýt cuối cùng lúc 21h30.

“Hàng ngày, nhân viên sẽ tổng hợp các lỗi vi phạm kỹ thuật của từng xe buýt. Các lỗi này được phát hiện qua hệ thống camera GSHT, vi phạm chủ yếu của xe buýt là dừng đỗ lâu, mở cửa, không tắt máy lạnh, chạy quá tốc độ… Ngoài việc theo dõi điều chỉnh thái độ phục vụ của tiếp viên xe buýt, hệ thống camera có tác dụng giám sát an ninh trật tự, ghi nhận đối tượng trộm cướp trên xe”, ông Trung nói và cho biết, nhờ hệ thống camera giám sát từ xa, ngày 28/2 vừa qua, HTX Đông Nam đã quyết định sa thải nhân viên lái xe buýt Trần Dũ Tùng do có thái độ không chuẩn mực với hành khách khi tài xế này chửi và đuổi một hành khách xuống xe.

Đỗ Loan

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.