• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Lan tỏa nhận thức về tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông

20/01/2025, 15:43

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, làm tăng nguy cơ tai nạn gấp nhiều lần so với người không sử dụng.

Chương trình đào tạo quốc tế về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông (Autosobriety Training Program) được Viện Nghiên cứu và Đào tạo của Liên Hiệp Quốc, Tập đoàn Pernod Ricard, Câu lạc bộ Xe hơi Việt Nam và Trường Đại học Giao thông vận tải phối hợp tổ chức 2 năm liên tiếp ở Việt Nam.

Lan tỏa nhận thức về tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông- Ảnh 1.

Chương trình đào tạo quốc tế Autosobriety Training Program nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.

Tại Việt Nam, năm 2024, theo báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, 40% số vụ tai nạn giao thông và 11% số người tử vong liên quan đến việc sử dụng rượu bia.

Đáng lo ngại hơn, 60% nạn nhân tử vong thuộc độ tuổi 15 – 29, nhóm tuổi trẻ trung nhưng lại dễ bị tác động bởi các quyết định thiếu suy nghĩ khi tham gia giao thông.

Ở năm thứ 2 triển khai, Autosobriety Training Program 2024 đã được triển khai tại Trường Đại học Giao thông Vận tải với sự tham gia của hơn 4.500 sinh viên thông qua các buổi đào tạo trực tiếp nhằm cung cấp kiến thức khoa học về tác động của rượu bia đến khả năng lái xe và trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân.

Theo ban tổ chức, qua các bài kiểm tra trước và sau khóa học, 100% sinh viên khẳng định nhận thức của họ được nâng cao, trong khi 95% cam kết không lái xe sau khi sử dụng rượu bia. Những con số này không chỉ thể hiện hiệu quả của chương trình mà còn là tín hiệu tích cực cho một thế hệ trẻ với ý thức giao thông bền vững hơn.

Bên cạnh các lớp học, Autosobriety Training Program 2024 đã thực hiện chiến dịch truyền thông mạnh mẽ với thông điệp "Don’t Drink & Drive - Đã cầm chai, không cầm lái" thông qua các cách thức sáng tạo, xu hướng.

Lan tỏa nhận thức về tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông- Ảnh 2.

Hơn 4.500 sinh viên đã được cung cấp kiến thức khoa học về tác động của rượu bia đến khả năng lái xe thông qua các buổi đào tạo từ chương trình Autosobriety Training Program 2024.

Để truyền tải một cách hấp dẫn thông điệp "đã uống rượu bia, không lái xe", chương trình đã sáng tác ca khúc chủ đề "Don’t Drink & Drive", với giai điệu trẻ trung, sôi động và đầy cảm hứng. Cùng với đó là vũ điệu D-D-D (Don’t Drink & Drive) - những điệu nhảy lấy cảm hứng từ ngôn ngữ ký hiệu, giúp nhấn mạnh thông điệp một cách trực quan và sinh động.

Các sản phẩm truyền thông sáng tạo này nhận được sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, khi hàng trăm sinh viên và người tham gia giao thông đã tham gia Cover vũ điệu D-D-D, gửi thông điệp nhắc nhở cộng đồng về việc không uống rượu bia khi lái xe và cùng lan tỏa chiến dịch đến hàng triệu người.

Các hoạt động này thu hút hơn 1,2 triệu lượt tiếp cận trên các mạng xã hội, hàng trăm người tham gia, theo dõi với hơn 50 video hợp lệ gửi về chương trình.

Lan tỏa nhận thức về tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông- Ảnh 3.

Ca khúc chủ đề "Don’t Drink & Drive" truyền tải thông điệp "đã uống rượu bia, không lái xe" thu hút hơn 1,2 triệu lượt tiếp cận trên các mạng xã hội.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, hội thảo trực tuyến cấp khu vực đã được tổ chức vào tháng 11/2024, quy tụ các chuyên gia từ Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Lào và Hàn Quốc. Qua đó, không chỉ chia sẻ những bài học thành công từ Việt Nam mà còn mở ra cơ hội hợp tác trong khu vực để nâng cao nhận thức về giao thông an toàn.

Nhấn mạnh những kết quả từ chương trình Autosobriety Training Program không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức mà còn đặt nền móng cho những sáng kiến an toàn giao thông trong tương lai, ban tổ chức cho biết, đây là minh chứng cho sức mạnh của việc kết hợp giữa giáo dục, truyền thông và hợp tác đa chiều. Hãy cùng lan tỏa thông điệp "Đã cầm chai, không cầm lái" để mọi hành trình trở nên an toàn hơn!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.