• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Làm thế nào để hàng hóa đi đường sắt?

06/06/2014, 06:49

Bộ GTVT đang hoàn thiện Đề án kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải Phòng đi Lào Cai, trong đó, đường sắt được lựa chọn là phương thức vận tải giữ vai trò chủ lực.

Tàu chở container tại ga Hải Phòng
Tàu chở container tại ga Hải Phòng


Tuyến dài đi đường bộ không hợp lý


Theo khảo sát của Viện Chiến lược và phát triển GTVT, năm 2013, trên đoạn Hải Phòng - Hà Nội, sản lượng vận tải đạt 49,6 triệu tấn hàng hóa, trong đó đường bộ chiếm 38%, đường sắt 3% và thủy nội địa 59%. Đoạn Hà Nội - Phú Thọ đạt 34,3 triệu tấn, trong đó đường bộ 28%, đường thủy nội địa 65% và đường sắt 7%. Đoạn Phú Thọ - Lào Cai hàng hóa vận tải khoảng 8,7 triệu tấn, trong đó đường bộ 64%, đường thủy nội địa 5% và đường sắt là 31%.
 

"Hiện nay đi đường bộ đang nhanh hơn đường sắt, song có khi cũng phải mất 3 ngày mới tới nơi. Cước đường bộ cũng cao, lên tới gần 1 triệu đồng/tấn. Nếu dịch vụ đường sắt tốt hơn, chắc chắn chủ hàng sẽ chọn đường sắt vì vận chuyển được khối lượng lớn phù hợp với nhiều mặt hàng”.

 

Bà Nguyễn Thị Nam Hà
một chủ hàng chuyên cung cấp gạo vận tải tuyến Hải Phòng - Lào Cai

Trên tuyến chạy suốt Hải Phòng - Lào Cai, chỉ tính riêng trong số 69.000 TEU vận tải năm 2013, đường sắt chỉ đảm nhận khoảng 27%, đường bộ 73%. Dự báo hàng hóa trên tuyến vận tải này sẽ tiếp tục gia tăng, có thể đạt 101,6 triệu tấn vào năm 2015 và 131,5 triệu tấn vào năm 2020.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, vận tải trên tuyến hành lang dài tới trên 400km này chưa hợp lý, thiếu hài hòa giữa các phương thức. Tỷ trọng vận tải bằng đường bộ quá lớn. Đáng nói hơn, hàng hóa đi đường bộ với cung chặng dài cước đội giá lên nhiều, hiệu quả kinh tế kém. 


Cũng theo Thứ trưởng Thọ, mục tiêu mà Bộ GTVT đang hướng tới là phát triển hài hòa các phương thức vận tải trên tuyến hành lang này, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải với chất lượng cao, chi phí hợp lý, đảm bảo ATGT. Đường thủy nội địa, đường sắt đảm nhiệm vận tải những mặt hàng khối lượng lớn và ổn định, đi đường xa; kết nối tốt với đường bộ giữ vai trò trung chuyển và vận tải những mặt hàng nhỏ lẻ, có tính chất thời vụ và cước vận tải cao. Giảm tải cho vận tải đường bộ, đặc biệt khi lưu lượng hàng trên tuyến tiếp tục tăng lớn.

Đường sắt phải giữ vai trò chủ lực


Theo Tiến sỹ Dương Văn Chung - Trưởng phòng Chiến lược - Quy hoạch Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, hiện Đề án kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải Phòng đi Lào Cai đang được Bộ GTVT xây dựng hoàn thiện, trong đó, đường sắt sẽ là phương thức vận tải giữ vai trò chủ lực.


“Để làm được điều này, sẽ cần tập trung khắc phục, cải tạo, nâng cấp các điểm yếu nhất về hạ tầng vận tải đường sắt, tăng kết nối ở các khu đầu mối, đầu tư kho bãi, nâng cao năng lực xếp dỡ, đầu tư thêm toa xe, xây dựng biểu đồ vận hành, điều hành chạy tàu hợp lý” - TS.Chung nói. 


Về hạ tầng, tới đây Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thi công nâng cấp đoạn đường sắt Yên Viên - Lào Cai, hoàn thành chậm nhất vào quý I/2015, đảm bảo khai thác năng lực thông qua tối đa 24 đôi tàu/ngày đêm toàn tuyến từ Hải Phòng đến Lào Cai. Cải tạo, nâng cấp kho bãi container và thiết bị xếp dỡ chuyên dụng bảo đảm năng lực tiếp nhận container, trước mắt tại các ga đầu mối Hải Phòng, Yên Viên, Lào Cai. Hoàn thành xây dựng tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân. Xây dựng phương án đường sắt kết nối khu vực Đình Vũ, đồng thời xác định rõ phương án kết nối đường sắt với khu bến Lạch Huyện của cảng Hải Phòng trên cơ sở bàn bạc, thống nhất với UBND thành phố Hải Phòng về quy hoạch khu đầu mối đường sắt Hải Phòng.


Để tăng khả năng cạnh tranh về cước vận chuyển trọn gói container (door-to-door) của đường sắt so với đường bộ, Bộ GTVT cũng đang tính tới các giải pháp liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp logistics có đủ năng lực, uy tín, đặc biệt là các doanh nghiệp khai thác cảng cạn (ICD) để tăng năng lực xếp dỡ, đảm bảo nguồn hàng vận chuyển, giảm tỷ lệ vận chuyển container rỗng, có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics khác như lưu kho bãi, thủ tục hải quan và giao nhận, vận tải đường bộ chặng ngắn đến kho chủ hàng.

Phương Dung

 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.