• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Làm mới truyền thông về ATGT để không nhàm chán

22/06/2019, 14:46

Những cái cũ, quen thuộc sẽ biến thành lạc hậu, nhàm chán nếu chúng ta không biết cách làm mới, làm cho chúng trở nên dễ nghe, dễ hiểu...

​Ông Khuất Việt Hùng

Đó là quan điểm của ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia khi chia sẻ với Báo Giao thông liên quan đến công tác truyền thông thay đổi hành vi và xây dựng văn hóa giao thông.

Truyền thông về ATGT phải kiên trì

Ông nhìn nhận thế nào về vai trò của truyền thông trong công tác đảm bảo ATGT, nhất là xây dựng văn hoá giao thông?

Truyền thông, tuyên truyền, giáo dục là giải pháp căn cơ, thường xuyên và cần kiên trì thực hiện để xây dựng văn hoá giao thông.

Ở đây, văn hóa giao thông được hiểu là những hành vi tham gia giao thông chuẩn mực, được sự công nhận, tôn trọng của cả cộng đồng và toàn xã hội.

Văn hóa giao thông được xây dựng trên 4 yếu tố cốt lõi. Đầu tiên là xây dựng, công bố các giá trị chuẩn về văn hoá giao thông hay nói cách khác chính là các quy định pháp luật, trong đó bao gồm các quy tắc tham gia giao thông, chế tài xử phạt và cách ứng xử với các tình huống mà người tham gia giao thông có thể gặp trên đường. Hai là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho mọi công dân các giá trị chuẩn về văn hoá giao thông. Ba là xây dựng môi trường để người tham gia giao thông có thể thực hành các quy định pháp luật và quy tắc giao thông một cách thuận tiện. Cuối cùng là kiểm tra giám sát, cảnh báo và xử lý các hành vi vi phạm những giá trị chuẩn.

Để đạt được mục tiêu kéo giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương, giảm ùn tắc giao thông, góp phần từng bước xây dựng văn hóa giao thông trong cộng đồng, bên cạnh các giải pháp đang triển khai, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo hình thức “mưa dầm - thấm lâu”. Trong tuyên truyền, chúng ta cần đa dạng bằng nhiều hình thức để tác động tốt đến nhận thức và ý thức tôn trọng pháp luật của người tham gia giao thông trước khi họ có hành vi sai trái.
Ông Khuất Việt Hùng


Bốn yếu tố trên có quan hệ thống nhất, chặt chẽ với nhau, thiếu một trong bốn yếu tố đều không hình thành văn hóa giao thông. Nhưng theo tôi, công tác tuyên truyền luôn giữ vị trí trung tâm, kết nối cả 4 yếu tố tạo dựng văn hoá giao thông trong xã hội.

Trước hết, tuyên truyền giới thiệu những chuẩn mực văn hoá giao thông cũng như các chế tài xử phạt, tuyên dương những hành động đẹp, nên làm, những cách thức xử lý tình huống an toàn, đúng đắn khi tham gia giao thông để khuyến khích mọi người thực hiện. Đồng thời, tuyên truyền cũng bao gồm cả việc lên án, tẩy chay những cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm, kể cả của người tham gia giao thông và người thực thi pháp luật.

Ý thức và văn hoá giao thông của người tham gia giao thông dù được cải thiện nhiều, nhưng hằng ngày chúng ta vẫn chứng kiến không ít hành vi vi phạm, thiếu văn hóa, thậm chí thách thức dư luận và pháp luật. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?

Một mặt chúng ta ghi nhận kết quả tích cực của công tác tuyên truyền, giáo dục đã góp phần thay đổi nhận thức, cải thiện văn hoá giao thông. Tuy nhiên, tôi cho rằng, những kết quả đạt được chưa đủ. Có một thực tế không ít người biết quy định nhưng vẫn vi phạm, cố tình vi phạm. Hay nói cách khác, nhiều người dù biết thế nào là “văn hoá giao thông” nhưng họ chưa thấy cần thay đổi hành vi sao cho mình là một người tham gia giao thông có văn hoá.

Hằng ngày, khi tham gia giao thông, chúng ta chứng kiến những dòng phương tiện đông đúc kiên nhẫn dừng, chờ đèn đỏ tại các nút giao thông, những dòng dịch chuyển với hàng vạn chiếc mũ bảo hiểm trên đầu. Thế nhưng, đối lập với những hình ảnh đó là một số nam thanh, nữ tú đầu trần, chạy xe máy đắt tiền, nghênh ngang vượt đèn đỏ, bất chấp hậu quả. Bên cạnh đó, không ít lái xe ô tô tải, ô tô khách vẫn sẵn sàng chở quá tải hàng hoá, quá số người quy định, thu tiền trái quy định cao hơn mức giá niêm yết.

Điều này cho thấy, vẫn còn rất nhiều người đang cần cung cấp thông tin về những giá trị chuẩn của văn hoá giao thông. Nhưng cũng có những người đang chứng minh những thông tin họ nhận được từ cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đang thực hiện chưa phát huy tác dụng tốt, chưa giúp họ thấy sự cần thiết phải thay đổi, chưa tạo ra nhu cầu phải có văn hoá giao thông an toàn.

Phải làm mới truyền thông về ATGT

Hàng chục nghìn người đi bộ hưởng ứng ”Đã uống rượu bia không lái xe” tại khu vực
Hồ Gươm sau khi liên tiếp xảy ra tai nạn do lái xe uống rượu bia gây ra

Phải chăng cách thức chúng ta đang làm đã trở nên cũ kỹ, lạc hậu, những thông điệp tuyên truyền đang dần trở nên sáo rỗng, thậm chí nhàm chán, thưa ông?

Tôi đồng ý chúng ta cần thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa là những điều chúng ta đang làm là hoàn toàn lạc hậu, những thông điệp đang phát ra thực sự quen thuộc, nhưng không hoàn toàn sáo rỗng. Tôi cũng đồng ý những cái cũ, quen thuộc sẽ biến thành lạc hậu, nhàm chán nếu chúng ta không biết cách làm mới chúng, làm cho chúng trở nên dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm theo trong môi trường, hoàn cảnh mới.

Nếu cứ mang khẩu hiệu “Phải đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện”; nếu chúng ta chỉ in lên các biển quảng cáo, tờ rơi, phát trên truyền hình hay đài phát thanh, hoặc chúng ta vẫn chỉ yêu cầu các báo cáo viên, tuyên truyền viên đến phổ biến, kêu gọi một chiều tại các buổi tuyên truyền miệng tại cộng đồng, đơn vị, chắc chắn sẽ gây nhàm chán. Nhưng nếu thông điệp đó được thể hiện bằng hành động cụ thể, tìm bằng được mũ bảo hiểm để đội trước khi ngồi lên xe máy, của một nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với xã hội, ví dụ như ca sĩ hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng và lan truyền trên mạng xã hội, chắc chắn sẽ tác động và khuyến khích đông đảo thanh, thiếu niên thực hiện theo.

Cũng như khi nấu ăn, tôi thấy vẫn là thịt bò, nhưng có thể nấu nhiều món khác nhau, xào, hấp hoặc sốt vang; vẫn là món bít-tết, nhưng mỗi đầu bếp lại mang đến cho thực khách cảm nhận khác nhau. Nói cách khác, vẫn một thông điệp, nhưng chúng ta cần luôn phải lựa chọn cách thức, phương tiện truyền thông và cả hình ảnh đại diện cho thông điệp đó để phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, như vậy mới có thể tạo sức hấp dẫn và thúc đẩy sự thay đổi hành vi. Làm được như vậy, chắc chắn nhận thức người dân sẽ thay đổi và đó là điều kiện để thay đổi hành vi.

Thay đổi hành vi để không còn “ma men” dẫn lối

Gần đây xảy ra nhiều vụ TNGT liên quan đến người sử dụng rượu bia khiến dư luận dậy sóng. Sau đó, việc truyền thông ngăn chặn ma men lái xe, trong đó có sự kiện đi bộ kêu gọi “Đã uống rượu bia - Không lái xe” được dư luận đánh giá cao, tạo được hiệu ứng rất tốt trong xã hội. Sau sự kiện này, bản thân ông và Ủy ban ATGT Quốc gia rút ra bài học gì trong công tác truyền thông thay đổi hành vi của người tham gia giao thông?

Ai chứng kiến trực tiếp hoặc xem truyền hình đều phải xúc động khi nghe anh Hiệp, một trong hàng chục ngàn cựu học sinh THPT khoá 91-94 Hà Nội, chia sẻ trong sự kiện đó: “Chúng tôi muốn sự ra đi của Yến và Quỳnh không vô nghĩa; chúng tôi muốn nỗi nhớ thương dành cho Yến và Quỳnh sẽ là động lực để mỗi chúng ta thay đổi: Đã uống rượu bia-Không lái xe”.

Sự kiện trên đã tạo nên sự quan tâm rất lớn trong xã hội và nhiều người đã thay đổi, chắc chắn trong số đó có những người như anh Hiệp. Nhưng nếu chỉ có một sự kiện đó hoặc chỉ tổ chức những sự kiện như vậy, chắc chắn chưa đủ. Chúng ta cần phải làm nhiều việc hơn để nâng cao hiệu quả của truyền thông về tác hại của rượu, bia, đặc biệt là hậu quả của hành vi uống rượu bia sau đó lái xe.

Trước hết là tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến phòng chống tác hại của rượu, bia; quy định rõ trách nhiệm và chế tài xử lý đối với người vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh, và sử dụng rượu, bia; đa dạng hoá hình thức xử phạt và tăng nặng chế tài đối với người vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Thứ hai là phải thiết kế thông điệp truyền thông gắn với toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện khẩu hiệu “Đã uống rượu bia, không lái xe”. Từng địa phương, đơn vị, cơ quan phải quy định và có phương án cụ thể để cán bộ, người lao động không cần phải tự lái xe đi tham dự các bữa tiệc, liên hoan, đám cưới… Mỗi nhà hàng phải hỏi xem khách đến có phải lái xe về hay không, nếu có thì đề nghị khách sử dụng đồ uống không cồn hoặc sử dụng vận tải công cộng khi uống xong.

Việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử phạt nghiêm người vi phạm tuy độc lập nhưng lại gắn bó mật thiết và có tác động tương hỗ với công tác tuyên truyền. Chúng ta cần thông tin để người dân hiểu việc lực lượng CSGT kiểm tra, ngăn chặn không để người đã uống rượu, bia lái xe, phạt hành chính những người lái xe vi phạm chính là hành động nhân văn để bảo vệ sự an toàn của chính người đó, của cộng đồng và xã hội. Đối với người vi phạm, đó chính là một bài học quý, giúp họ không vi phạm và không gây ra TNGT trong tương lai.

Cảm ơn ông!

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.