• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Làm gì ngăn nguy cơ tàu đối đầu như ở Đồng Nai?

28/02/2018, 06:45

Tổng công ty Đường sắt VN đang khẩn trương đánh giá, phân tích nguyên nhân và quy trách nhiệm vụ tàu khách...

10

Hiện trường sự cố nghiêm trọng 2 tàu suýt đâm nhau - Ảnh: TTO

Tuy nhiên, vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay là cách nào để ngăn chặn những vụ việc nghiêm trọng tương tự.

Vi phạm quy trình quy tắc có tính nghiêm trọng

Thông tin từ Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, vụ việc xảy ra giữa tàu khách Thống Nhất SE25, máy 708 kéo 13 toa hướng từ Hà Nội - Sài Gòn và tàu hàng ASY2 chạy hướng ngược lại trên tuyến đường sắt Bắc - Nam khu vực huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Cụ thể, ông Hà Trọng Thắng, Giám đốc Chi nhánh Khai thác đường sắt Sài Gòn, đơn vị quản lý ga Dầu Giây cho biết, kế hoạch của điều độ chạy tàu là khi tàu khách SE25 (chạy hướng Long Khánh - Trảng Bom) đến ga Dầu Giây sẽ dừng lại để tránh đường cho tàu hàng ASY2 (xuất phát lúc 5h40 tại ga Trảng Bom đi Long Khánh) đang chạy hướng ngược lại thông qua ga. Tuy nhiên, tàu SE25 khi qua ga Dầu Giây không dừng lại mà tiếp tục chạy vào khu gian Dầu Giây - Trảng Bom (vượt tín hiệu ra ga, mặc dù đã có tín hiệu dừng khẩn cấp của nhân viên gác chắn và điều độ chạy tàu). Trong khi đó, tàu ASY2 đã có lệnh chạy tàu và chạy vào khu gian này ở hướng ngược lại.

Trực ban chạy tàu ga Dầu Giây khi đón tàu không thấy tàu dừng lại theo kế hoạch đã làm tín hiệu dừng tàu, nhưng tàu vẫn tiếp tục chạy nên lập tức báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu là SE25 đã thông qua ga lúc 5h59 ngày 27/2. Phát hiện nguy cơ tai nạn 2 tàu đâm trực diện có thể xảy ra, nhân viên điều độ chạy tàu đã cùng các đơn vị liên quan gọi điện báo cho lái tàu hai đoàn tàu. Rất may lái tàu đã giảm tốc, dừng lại cách nhau 10m tại Km 1663+340 Khu gian Dầu Giây - Trảng Bom, thuộc huyện Thống Nhất, không thiệt hại về tài sản, tính mạng. Sau đó, tàu SE25 lùi về ga Dầu Giây an toàn để tàu ASY2 thông qua. Sự cố này đã làm nhiều đoàn tàu khách bị chậm giờ.

Một cán bộ làm công tác an toàn đường sắt (xin giấu tên) cho biết, theo các quy định pháp luật trước đây, những vụ việc tại ga Dầu Giây không phải tai nạn hay sự cố mà được xếp vào những trường hợp vi phạm quy trình quy tắc có tính nghiêm trọng để có quy định quản lý riêng nghiêm ngặt. Vì vậy, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật còn nặng hơn cả tai nạn, kể cả xử lý trách nhiệm người đứng đầu hay quy chế khen thưởng, kỷ luật. Với thông tư quy định về giải quyết sự cố, TNGT đường sắt sắp ban hành tới đây để thi hành Luật Đường sắt 2017 sẽ có hiệu lực từ 1/7 nên đưa quy định này thành nội dung riêng để tăng tính răn đe, phòng tai nạn do chủ quan.

Điều tra nguyên nhân, truy trách nhiệm cụ thể

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng ban An ninh quốc phòng - ATGT đường sắt, Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương đến hiện trường, tổng hợp hồ sơ, phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan để xảy ra sự cố hy hữu này. “Chúng tôi chưa xác định được nguyên nhân ban đầu vì lỗi thiết bị hay con người, mà cần điều tra cụ thể”, ông Chiến nói.

Thông tin của Báo Giao thông, một sự cố chạy tàu nghiêm trọng tương tự từng xảy ra tại ga Suối Vận ngày 14/7/2017 do lỗi ngủ quên, thao tác nhầm của nhân viên nhà ga. Vụ việc này cũng xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng, lúc con người thiếu tỉnh táo. Cụ thể, hồi 1h36, tàu SQN2 Sài Gòn - Quy Nhơn tránh tàu SE1 Hà Nội - Sài Gòn tại ga Suối Vận (Bình Thuận). Lúc này, trực ban chạy tàu ga mở tín hiệu đón tàu SQN2 vào đường ray số 2 nhưng sau đó lại mở tín hiệu đón tàu SE1 ở chiều ngược lại. Khi phát hiện trên đường sắt số 2 đã có tàu, trực ban chạy tàu vào phòng trực để đóng tín hiệu nhưng không kịp. May mà ban lái tàu SE1 phát hiện sớm đã cho ngừng tàu kịp thời cách đầu máy tàu SQN2 khoảng 80m, tránh được tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra.

Sau vụ việc này, đơn vị đã đề nghị tổng công ty sa thải trực ban chạy tàu ga Suối Vận Nguyễn Việt Trung; thôi giao nhiệm vụ trưởng ga đối với trưởng ga Suối Vận và xử lý kỉ luật các cá nhân liên quan.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Đoàn Duy Hoạch, Phó tổng giám đốc TCT Đường sắt VN cho biết, những vụ việc như trên rất nghiêm trọng, tuy hy hữu nhưng cũng đã từng xảy ra trong lịch sử chạy tàu Đường sắt VN. Theo tìm hiểu của PV, năm 1978 tại đường ngang phố Trần Phú, Hà Nội đã xảy ra vụ tàu hàng Y78 đâm vào các toa xe đuôi đoàn tàu khách chạy trước cùng chiều khiến nhiều hành khách thương vong.

Sau vụ việc hai tàu suýt đâm nhau ở Đồng Nai hôm qua, ông Hoạch cho biết, việc chạy tàu trên đường sắt được quy định rất chặt chẽ, mọi nhân viên liên quan đến công tác chạy tàu phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quy phạm này, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến tai nạn, sự cố. Đặc biệt, đường sắt nghiêm cấm đón 2 tàu ngược nhau vào cùng khu gian.

Đối với sự cố tại ga Dầu Giây, ông Hoạch lý giải, đang trong giai đoạn cao điểm vận tải Tết, mật độ chạy tàu cao nên phải thực hiện việc đón, gửi tàu, tổ chức chạy tàu theo quy định riêng trong dịp này, đồng thời tăng cường các biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa tai nạn, sự cố.

“Chạy tàu trong điều kiện đặc biệt như vậy, nếu không may do sơ suất của một khâu nào đó mà xảy ra vụ việc, thực ra công tác đề phòng, ứng trực của các nhân viên, bộ phận khác tham gia sẽ kịp thời ngăn ngừa được tai nạn. Ví dụ, khi tàu SE25 bắt đầu vào ga Dầu Giây là ga đèo dốc, khi qua vị trí có thiết bị kiểm soát tốc độ đã buộc lái tàu phải tỉnh táo, giảm tốc độ dưới 10km/h nên khi qua ga, tốc độ tàu cũng không cao được”, ông Hoạch nói và cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, Tổng công ty Đường sắt VN đã thông báo vụ việc tới các đơn vị và yêu cầu các đơn vị chỉ đạo các cá nhân, bộ phận làm công tác chạy tàu thực hiện nghiêm các quy định để đảm bảo an toàn.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.