• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Giao thông 24h

Làm gì để TNGT giảm sâu hơn nữa?

11/01/2022, 07:27

Lần đầu tiên số người chết do TNGT trong cả năm 2021 giảm xuống mức dưới 6.000 người.

Tuy nhiên, mức giảm này chưa tương xứng với mức giảm của lưu lượng giao thông khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội trong năm qua.

Trong thời gian giãn cách xã hội, vi phạm ATGT tại nhiều địa phương tăng (Ảnh minh họa)

Nhiều địa phương để TNGT tăng dù giãn cách

Là tỉnh “đội sổ” trong cả nước, khi số vụ và số người chết do TNGT đều tăng, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình lý giải, nguyên nhân do thời gian xảy ra tai nạn chủ yếu vào chập choạng tối.

“Do kiểm soát dịch, người dân không ra được tỉnh ngoài nên lượng lưu thông trên địa bàn tăng cao, số lượng xe máy tăng trên 40.000 xe và ô tô tăng 9.000 xe. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông nông thôn có nhiều đường ngang, không đảm bảo chiếu sáng. Ngoài ra, ý thức của người dân nông thôn tham gia giao thông chưa cao nên dẫn đến tai nạn”, ông Hưng nói.

Chúng ta đang phải thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng văn hoá giao thông để khắc phục, kiềm chế và đẩy lùi TNGT, ùn tắc giao thông hướng tới một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ


Xếp thứ 52/63 tỉnh, thành không đạt mục tiêu kéo giảm 5 -10% TNGT cả 3 tiêu chí, ông Phạm Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, nhiều năm qua Quảng Ninh đã giảm trên 5% cả 3 tiêu chí, nhưng đến năm 2021 chỉ giảm được 2%. Dù rất cố gắng, nhưng việc giảm TNGT “đã đến ngưỡng”.

“Quảng Ninh có đủ 5 phương thức vận tải, là đầu mối quan trọng liên kết vùng, điểm cuối của các cảng biển, cửa khẩu. Những năm qua, sản lượng vận tải tăng từ 14 -16%. Riêng năm 2021, sản lượng vận tải đạt gần 100 triệu tấn, 66 triệu lượt hành khách đã tạo áp lực lớn trong đảm bảo ATGT. Bên cạnh đó, dịch bệnh diễn biến phức tạp là thách thức khi địa phương vừa phải phòng chống dịch vừa đảm bảo ATGT”, ông Thành nói.

Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong năm 2021, có 55 tỉnh, thành có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, vẫn có 4 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2020 là: Kon Tum, Quảng Trị, Kiên Giang, Thái Bình. Trong đó, 2 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là Kiên Giang và Thái Bình.

Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng cho hay, lần đầu tiên số người chết do TNGT được kéo giảm xuống dưới 6.000 người.

Tuy nhiên, chúng ta chưa thể hài lòng vì mức độ giảm chưa tương xứng với mức giảm của lưu lượng giao thông khi thực hiện giãn cách xã hội do Covid-19.

“Con số tuyệt đối về người chết, bị thương, số vụ vẫn còn cao. Một số tỉnh thực hiện giãn cách nhưng số người chết do TNGT vẫn tăng trên 10% làm chúng ta lo ngại về tính bền vững của các chỉ số giảm về tai nạn”, ông Hùng nói.

Kéo giảm TNGT với tâm thế mới

Là địa phương thực hiện giãn cách xã hội dài ngày nhưng việc kéo giảm TNGT chỉ ở mức trung bình của cả nước, ông Ngô Minh Châu, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết tới đây sẽ ra quân đảm bảo ATGT ngay từ đầu năm với nhiều giải pháp.

Trong đó, ngoài việc nâng cao chất lượng xây dựng các công trình giao thông cấp bách, địa phương sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Để kéo giảm TNGT trong năm 2022, ông Phạm Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết sẽ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng đồng bộ.

Cùng đó, ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý vận tải, đặc biệt là quản lý kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thái Bình cho rằng, tỉnh sẽ quyết tâm áp dụng các biện pháp đồng bộ kéo giảm TNGT trong năm 2022.

Trong đó sẽ giao trách nhiệm cho người đứng đầu. Tăng cường camera giám sát trên các tuyến đường để phát hiện kịp thời vi phạm. Đồng thời, triển khai chương trình thắp sáng đường thôn, đảm bảo ánh sáng.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, tới đây, các địa phương cần quyết liệt hơn trong công tác đảm bảo ATGT, đồng thời tập trung xây dựng văn hóa giao thông với tinh thần mới, tâm thế mới.

“Cần nhận văn hóa thể hiện bằng các hành vi cụ thể của người tham gia giao thông, nhưng đồng thời cũng là văn hóa hành nghề, văn hóa chuyên nghiệp của người làm công tác xây dựng, thiết kế, quy hoạch, đến việc thực thi pháp luật về bảo trì, quản lý vận tải, về tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm”, ông Hùng nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, hiện nay Việt Nam có rất nhiều hệ thống giao thông thông minh nhưng vẫn chủ yếu áp dụng cách thức xử phạt thủ công, lạc hậu.

Để kéo giảm TNGT trong năm 2022, cần nhanh chóng đổi mới công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo hướng áp dụng giao thông thông minh để giám sát, xử phạt nguội vi phạm giao thông, qua đó cải thiện ý thức tự giác của người tham gia giao thông.

“Phải thực hiện được nguyên tắc mọi vi phạm đều được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, cần hoàn hiện trình tự thủ tục pháp luật, tránh thủ tục rườm rà trong xử lý vi phạm hành chính để xử phạt nguội nhanh chóng, hiệu quả. Chỉ có như vậy, tình hình trật tự ATGT mới đi vào nền nếp, TNGT mới giảm bền vững”, ông Quyền nói.

Kéo giảm TNGT ngay từ đầu năm

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo ATGT năm 2021 với các địa phương được Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Phạm Bình Minh cho biết, năm 2021 có giai đoạn chúng ta thực hiện giãn cách xã hội với thời gian dài, mật độ phương tiện tham gia giao thông giảm, là điều kiện để TNGT có thể giảm sâu hơn nữa. Tuy vậy, trong bối cảnh đó, mức độ vi phạm ATGT lại tăng.

Phó Thủ tướng cho rằng, năm 2022 mặc dù chưa dự đoán hết được diễn biến của dịch Covid-19 nhưng xã hội quay trở lại bình thường mới, các hoạt động GTVT sẽ trở lại bình thường, việc đảm bảo ATGT phải được đặc biệt quan tâm của các tỉnh, thành phố, triển khai ngay các giải pháp kéo giảm TNGT từ đầu năm.

“Tới đây, chúng ta cần đặc biệt quan tâm xử lý các điểm đen TNGT, đây chính là nơi gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng phương tiện GTVT, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn phương tiện”, Phó Thủ tướng nói.

Với công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật ATGT và phòng chống dịch bệnh trong giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.