• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Làm gì để bớt cảnh “chôn chân” trên cao tốc Long Thành?

25/02/2020, 10:00

Cầu Long Thành chỉ rộng 2 làn xe, không có làn khẩn cấp. Vì vậy khi có va chạm xảy ra, việc cứu hộ rất khó khăn và mất thời gian.

Hàng nghìn phương tiện chôn chân” hơn 2 giờ đồng hồ trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hướng từ QL51 về TP HCM

Cuối tuần trước, hàng nghìn lái xe phải “chôn chân” hơn 2 giờ đồng hồ trên cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây hướng từ QL51 về TP HCM sau khi 3 chiếc ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Long Thành.

Cầu Long Thành chỉ rộng 2 làn xe, không có làn khẩn cấp. Vì vậy khi có va chạm xảy ra, việc cứu hộ rất khó khăn và mất thời gian. Điều đáng nói ở đây là các tài xế gần như rất ít nắm được thông tin về sự việc này, nên nhiều người tiếp tục đi vào cao tốc và chịu cảnh kẹt xe hơn 2 giờ đồng hồ.

Có mặt trên cao tốc thời điểm đó, anh Hoàng Bình, một tài xế cho biết, anh rời Vũng Tàu lúc 16h. Trước khi chuẩn bị vào đường cao tốc, anh đã bật kênh VOV Giao thông để nghe thông tin. Đài báo có thông tin về tai nạn trên cao tốc nhưng không nói rõ chi tiết nên anh và nhiều người khác cứ nhằm hướng cao tốc để về thành phố cho nhanh. Thế nhưng, khi đi vào được 1km thì bị mắc kẹt.

“Họ không nói rõ mức độ tai nạn, không biết lúc nào giải quyết xong, chỉ vỏn vẹn câu giao thông ùn tắc nên tài xế không biết lựa chọn kiểu nào” anh Bình nói.

Lãnh đạo Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam (VEC E) cho biết, mỗi khi có sự cố xảy ra trên cao tốc là thông tin ngay trên VOV Giao thông để cập nhật tình hình đến tài xế. Tuy nhiên, thông tin ít được cập nhật thường xuyên, chưa có những thông tin khuyến cáo rõ cho tài xế có nên lựa chọn đường khác để đi nhằm tránh bị “nhốt” trên cao tốc hay không.

Tài xế Nguyễn Hoàng Long cho rằng, việc cập nhật thông tin trên VOV Giao thông là tốt, nhưng không phải lúc nào tài xế cũng mở kênh này để nghe đài. Tại nút giao với QL51, cần có bảng điện tử để thông tin về tai nạn, đưa hình ảnh kẹt xe lên, dự kiến bao lâu sẽ thông đường… để tài xế biết mà tránh.

“Thậm chí VEC E có thể cho nhân viên ra hướng dẫn tài xế nên lưu thông theo hướng khác, đi lên cầu Đồng Nai để tránh bị “nhốt” trên cao tốc”, anh Long nói.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.