• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
An toàn giao thông

Lái xe bật mí thủ đoạn "né" trạm cân

10/04/2014, 07:28

"Dù biết là nguy hiểm và phải chốn chui chốn lủi nhưng nhiều khi anh em lái xe vẫn liều mình. Hơn nữa, nếu mình không chở thì chủ xe sẽ thuê lái xe khác chứ họ không chịu xuất hàng đúng tải"

Lái xe dừng trên đường vì sợ bị cân xe
Lái xe dừng trên đường vì sợ bị cân xe

 
Vừa chạy vừa... dò

Từ đầu tháng 4/2014, sau khi Bộ GTVT làm gắt việc cân xe, nhiều tài xế tạm ngừng chạy xe, chỉ hoạt động cầm chừng, nếu có chạy cũng tìm đủ mọi cách “né” trạm cân. Điều đó phần nào chứng tỏ được hiệu quả của các trạm cân xe nhưng cũng cho thấy một thực tế, các chủ và lái xe đang còn nghe ngóng những động thái tiếp theo của cơ quan quản lý Nhà nước. 


Có mặt tại trạm cân trên QL5, đoạn qua địa phận huyện Kinh Môn (Hải Dương) gần đây, PV Báo Giao thông ghi nhận cả buổi sáng, trạm cân gần như không có việc vì hầu hết xe tải qua trạm đều chạy rỗng. Ngược lại, di chuyển ra khu vực cách đó chừng 1km, chúng tôi bắt gặp nhiều xe tải chất đầy hàng, nối đuôi nhau đỗ sát vệ đường kéo dài chừng 500m. Lái xe tập trung ở quán nước ven đường trò chuyện rôm rả. 


Anh Đào Quang Hưng, một lái xe ngồi trong quán nước cho biết: “Được tin báo phía trước có trạm cân đang hoạt động nên chúng tôi dừng lại cho xe nghỉ và đợi “giờ vàng” sẽ đánh xe đi qua”.


Anh Hưng kể: “Mỗi ngày tôi chở một chuyến hàng từ Quảng Ninh về Hưng Yên, đi qua QL5 và QL18. Xe của tôi chỉ được phép chở 7 tấn nhưng tôi thường xuyên chở khoảng 18 tấn. Mỗi chuyến, tôi thường phải đi qua ba trạm cân: Một trạm ở Quảng Ninh và hai trạm ở Hải Dương. Biết trạm cân làm việc nghiêm nhưng vì công việc không thể dừng được nên tôi vẫn “liều” chạy”.


Khi tôi thắc mắc tại sao xe của anh chưa bao giờ bị công an dừng xe kiểm tra tải trọng anh Hưng giải đáp: “Hàng ngày, tôi vẫn chạy xe bình thường. Có điều, tới đoạn đường biết trước là hay đặt trạm cân ở đó thì tôi đi tốc độ chậm, vừa đi vừa hỏi những xe đi ngược chiều xem có trạm cân hay không, hoặc thấy nhiều xe đi cùng chiều mình đỗ lại, tôi đoán chắc là sẽ có trạm cân ở phía trước. Khi đó, tôi sẽ chọn chỗ nào đường rộng hoặc trước cổng công ty, đánh xe vào đó nghỉ và dò la tình hình. Khi nào trạm cân ngừng hoạt động thì tôi đánh xe đi qua. Nhiều khi, tôi chở hàng lúc sáng, nhưng gặp phải trạm cân và nằm chờ tới chiều tối mới đi qua được. Mỗi khi như vậy, tôi sẽ báo lại tình hình với chủ xe và nghe theo quyết định của họ xem có tiếp tục đi qua trạm cân hay quay lại vị trí ban đầu để giảm tải, hoặc nằm đó chờ cơ hội đi qua. Thường thì sẽ báo cho bên nhận hàng là xe không về kịp và cho xe nằm tại vị trí đó chờ thời cơ. Mất ngày, mất buổi, nhỡ việc nhưng vẫn phải chấp nhận”.


Còn tài xế Nguyễn Văn Tam, lái xe container của một doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng chạy tuyến QL5 (Hà Nội - Hải Phòng) lại chọn việc ở nhà nghỉ ngơi thay vì “né” trạm. Anh Tam cho biết: “Hàng ngày tôi chạy một chuyến từ cảng Hải Phòng về Hà Nội và thường xuyên chở hàng quá tải. Nhưng từ ngày 1/4 tới nay, tôi tạm thời nghỉ ở nhà vì trạm cân làm gắt và nghiêm quá. Chờ một thời gian nữa xem quyết định của chủ xe thế nào rồi tôi mới dám đi làm trở lại”.

Không chở quá tải sẽ bị đuổi việc


Những ngày qua, các trạm cân trên địa bàn cả nước vẫn triển khai rốt ráo. Tuy nhiên, không ít chủ hàng vẫn ép lái xe chở quá trọng tải quy định. Anh Đoàn Việt Hùng, lái xe chạy tuyến QL70 (Hà Nội - Lào Cai) lý giải: “Chở hàng đúng tải chi phí lớn, phụ thu trên đường nhiều, lái xe và chủ xe sẽ bị lỗ. Vì vậy, dù biết là nguy hiểm và phải chốn chui chốn lủi nhưng nhiều khi anh em vẫn phải liều mình. Hơn nữa, nếu lái xe không chở thì chủ xe sẽ thuê lái xe khác và chúng tôi mất việc ngay, chứ họ không chịu xuất hàng đúng tải”.


Anh Hùng cho biết thêm, thường giữa chủ xe và lái xe có một thỏa thuận ngầm. Trường hợp không may xe bị cơ quan chức năng kiểm tra và cho lên trạm cân thì kết quả biên bản xử phạt hành chính sẽ do chủ xe chi trả hoàn toàn. “Nếu bị xử phạt tước GPLX 2 tháng (đối với xe chở vượt quá tải trọng quy định 30%), chủ xe sẽ chịu trách nhiệm làm lại bằng cho chúng tôi” - anh Hùng cho biết.


Anh Lê Văn Trương cũng chạy xe đường dài trên QL70 tâm sự: “Lái xe nào cũng muốn chở đúng tải. Vì nếu chở quá tải một năm tôi phải thay lốp một lần, còn nếu chở đúng tải có khi tới 3 năm mới phải thay. Hơn nữa chở đúng tải, tài xế làm chủ được các tình huống trên đường, an toàn hơn và bảo vệ đường sá tốt hơn” - anh Trương cho biết.

Bích Nhâm
 

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.