• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
ATGT địa phương

Không xét thi đua địa phương để TNGT tăng

01/04/2015, 10:36

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu không xét thi đua các địa phương để tăng TNGT.

81
Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: Thiện Anh 

Chiều qua (31/3), tại cuộc họp sơ kết quý I/2015 công tác bảo đảm trật tự ATGT, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu không xét thi đua các địa phương để tăng TNGT. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn trong công cuộc bảo đảm ATGT, kéo giảm TNGT.

Đồng thuận tăng nặng mức xử phạt vi phạm ATGT

Tại buổi sơ kết, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các địa phương giảm được TNGT, đồng thời phê bình những địa phương để TNGT tăng. Phó Thủ tướng cũng khẳng định: “Năm 2015 tất cả các tỉnh đều phải đặt mục tiêu giảm từ 5-10% số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương. Tôi phụ trách vấn đề thi đua của Chính phủ, nếu đơn vị nào để TNGT tăng chắc chắn sẽ không được xét các danh hiệu thi đua”.

“Tính mạng con người là trên hết, không thể đặt chỉ tiêu ra rồi để đấy, phải có những biện pháp mạnh để thực hiện. Ở Trung ương, tôi và anh Thăng, Bộ trưởng Bộ GTVT chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Còn ở địa phương lãnh đạo chính quyền các cấp phải chịu trách nhiệm về việc kéo giảm TNGT trước HĐND”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

"Đề nghị các tỉnh giám sát việc đảm bảo trật tự ATGT tại các dự án mở rộng QL1 - QL14. Nếu dự án nào không thi công đảm bảo ATGT, đề nghị địa phương “thổi còi” cho dừng, chúng tôi sẽ xử lý. Các địa phương có đường cao tốc phải quyết liệt đảm bảo ATGT, không để người dân phá rào mở quán nước như ở Lào Cai”.

Bộ trưởng Bộ GTVT, Phó Chủ tịch Thường trựcỦy ban ATGT Quốc gia Đinh La Thăng

Đánh giá tình hình TNGT đã giảm trong thời gian qua, nhưng Thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT vẫn đặt câu hỏi tại sao các lực lượng chức năng đã tổ chức tuyên truyền rất mạnh, cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng nhiều lái xe vẫn vi phạm và chống người thi hành công vụ? “Luật đã đủ, tuyên truyền cả chục năm, phạt không phải ít. 3 tháng qua CSGT phạt trên 1 triệu trường hợp, tăng mấy trăm nghìn so với năm ngoái nhưng tại sao vi phạm vẫn nhiều?”, Thiếu tướng Hà đặt câu hỏi và đưa ra đề xuất cần tăng nặng mức phạt như một số nước khác mới đủ sức răn đe. Phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 18 của Ban Bí thư tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong đảm bảo trật tự ATGT.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN bày tỏ đã suy nghĩ rất nhiều về việc tại sao số người chết vẫn gia tăng? Phải chăng số vụ TNGT thảm khốc nhiều hơn? Việc quản lý lái xe còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến lái xe. Xử lý vi phạm chưa nghiêm minh và chưa đủ sức răn đe dẫn đến lái xe coi thường.

Ông Thanh đề xuất phải xử phạt thật nghiêm minh hơn nữa trong việc phòng chống uống rượu bia trước khi tham gia giao thông. Đề nghị hình thức xử lý bắt lao động công ích 5 ngày, 10 ngày... “Phải có đột phá, chứ đưa ra kiến nghị nào lại kêu luật không cho phép thì khó lắm. Vấn đề là có làm hay không. Còn vướng ở đâu thì sửa ở đấy”, ông Thanh nhấn mạnh.

Về phía các địa phương, nhiều ý kiến cũng đồng tình phải tăng nặng mức xử phạt vi phạm thật nghiêm mới đủ sức răn đe. Ông Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, thời gian qua vi phạm ATGT trên địa bàn đều được xử lý ở khung hình phạt cao nhất rồi nhưng nhiều trường hợp vẫn cố tình vi phạm. “Cần phạt mạnh hơn nữa, bao giờ sợ thì thôi. Đồng thời với đó phải có giải pháp ngăn chặn việc can thiệp, xin xỏ khi xử lý vi phạm”, ông Hải nói.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thuận phải xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm trật tự ATGT. Xử lý nghiêm minh ở mức cao nhất cho phép để răn đe giáo dục, nhất là với những trường hợp cố tình vi phạm, gây nguy cơ TNGT cao. “Ngày mai (1/4), Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ báo cáo vấn đề này tại phiên họp Chính phủ thường kỳ để Chính phủ cho ý kiến và sẽ đưa vấn đề này vào Nghị quyết”, Phó Thủ tướng nói.

82
Xe có dấu hiệu chở quá tải hoạt động trên QL6 qua tỉnh Hòa Bình - Ảnh: Thiện Anh

Kiểm soát tải trọng xe: Dễ nếu Chủ tịch tỉnh vào cuộc

Tại cuộc họp sơ kết, vấn đề kiểm soát tải trọng phương tiện cũng được đặc biệt quan tâm, mổ xẻ và rút kinh nghiệm để dứt điểm tình trạng này. Bộ trưởng Đinh La Thăng quyết liệt nêu, nếu phát hiện các cảng để xe quá tải còn hoạt động thì giám đốc cảng sẽ bị cách chức.

Lấy ví dụ xe quá tải chạy trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai vừa qua chủ yếu là chở gạo từ cảng Hải Phòng, Bộ trưởng khẳng định sẽ cách chức giám đốc cảng này nếu còn để tái diễn xuất hàng quá tải. Đối với cục đường bộ và chi cục đường bộ còn để xe quá tải, các cầu, đường bộ hỏng mà người quản lý không biết thì sẽ cách chức chi cục trưởng, cục trưởng. “Không gắn trách nhiệm thì sẽ còn cầu hỏng, đường hỏng”, Bộ trưởng nói và nhấn mạnh, một số địa phương hiện còn xe quá tải do Chủ tịch UBND tỉnh và giám đốc Sở GTVT, Công an chưa quyết liệt vào cuộc. Ví dụ như ở Hà Tĩnh, Chủ tịch tỉnh đích thân ra đường chỉ đạo xử lý xe quá tải nên đến giờ đã hết xe quá tải. Nếu Chủ tịch UBND các tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh và Giám đốc Sở GTVT quyết liệt chống xe quá tải, chắc chắn hết quý II sẽ xóa sổ xe quá tải. Kiểm soát được tải trọng xe sẽ giữ được lòng tin của nhân dân vào các chủ trương của Đảng và Chính phủ, bảo vệ được kết cấu hạ tầng giao thông.

"Chúng tôi đã kiểm soát trọng tải tốt, xác định QL5 làm trọng tâm và làm quyết liệt. Nhưng để hiệu quả hơn, đề nghị phải phối hợp tất cả các địa phương. Lỗi vi phạm ATGT và môi trường phải phạt ở khung tối đa”.

Ông Nguyễn Mạnh Hiển
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

Theo ông Nguyễn Văn Thanh, phải có cơ chế để doanh nghiệp BOT được phép cấm xe quá tải đi trên đường của mình. Như thế mới hạn chế được xe quá tải. Mong xử lý nghiêm minh để doanh nghiệp chân chính làm ăn được, phát triển được. Còn những kẻ làm ăn bậy bạ không còn đất sống.

Ông Nguyễn Đức Chính, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, việc kiểm soát tải trọng đang có hiệu quả, tại QL9 đã được đặt trạm cân. Tỉnh đã chỉ đạo đơn vị hải quan kiểm soát tải trọng ngay tại cửa khẩu. Buộc xe quá tải phải hạ tải. Vấn đề bãi hạ tải đã được tháo gỡ nên hiệu quả xử lý cao. Trong quý I, tỉnh đã xử lý hơn 1.870 lượt phương tiện, chỉ có 23 trường hợp vi phạm, tỷ lệ thấp, chỉ hơn 1%.

“Chúng tôi đi từ 3h - 4h sáng vẫn thấy xe quá tải ùn ùn qua trạm cân. Đây là trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh. Một số chủ xe, lái xe vẫn cố tình vi phạm. Thậm chí thách thức dư luận, đe dọa nhà báo”, Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và cho biết tình trạng xe quá tải vẫn còn, nếu Chủ tịch tỉnh, Bí thư, Giám đốc Sở Công an và Giao thông vào cuộc chắc chắn xử lý được.

So với cùng kỳ năm 2014, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Cụ thể, cả nước xảy ra 5.851 vụ TNGT, làm 2.345 người chết và 5.488 người bị thương; giảm 731 vụ (-11,11%), giảm 82 người chết (- 3,38%) và giảm 974 người bị thương (-15,07%). Trong quý I, có 36 tỉnh, thành giảm được số người chết do TNGT, trong đó có 12 tỉnh giảm trên 20%. Và có 23 tỉnh, thành phố tăng số người chết do TNGT.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương 12 tỉnh giảm được trên 20% số người chết do TNGT trong quý I là: Đồng Nai, Bạc Liêu, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Đắk Nông, Cao Bằng, Tây Ninh, Hà Giang, Quảng Nam, Sóc Trăng, Bến Tre, Điện Biên. Đặc biệt, Đồng Nai giảm được trên 50% số người chết do TNGT.

23 tỉnh có số người chết do TNGT tăng cao bị Chính phủ phê bình, trong đó có các tỉnh để tăng trên 10% gồm: Đồng Tháp, Bắc Giang, Hưng Yên, Phú Yên, Hòa Bình, Nam Định, Trà Vinh, Quảng Ninh, Kon Tum, Vĩnh Long, Bắc Kạn, Bình Dương, Hải Dương, Gia Lai, Bắc Ninh, An Giang... Trong đó, 5 tỉnh có số người chết tăng trên 50% là: Bình Dương, Hải Dương, Gia Lai, Bắc Ninh, An Giang.

Phó Thủ tướng biểu dương Hà Nội đã chuẩn bị chu đáo và đang đảm bảo tốt trật tự ATGT cho kỳ họp Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU 132) , giảm được ùn tắc giao thông.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.